1. Điều gì làm tầng lớp trung lưu cảm thấy hạnh phúc?
Không ai biết một cách chính xác hạnh phúc là gì cũng như lý giải tại sao cùng một tình huống xảy ra có thể khiến người này vui và người kia bất mãn. Song, những nghiên cứu gần đây đã mô tả đầy đủ 2 mức độ hạnh phúc cơ bản.
Thứ cảm giác đầu tiên được gọi là “cảm xúc của con người”, tức là những cung bậc cảm xúc hàng ngày con người trải qua từ niềm vui, nỗi buồn, giận dữ, áp lực…, để từ đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, ở một cấp độ nhất định, nhiều tiền chưa hẳn làm con người ta hạnh phúc hơn.
Một kết quả vào năm 2010 của hai nhà kinh tế học tại trường Đại học Princeton, Daniel Kahneman và Angus Deaton, đã chỉ ra rằng, rõ ràng, nhóm người nghèo hơn không hạnh phúc bằng người kiếm nhiều tiền hơn. Thế nhưng, nếu số tiền kiếm được vượt ngoài ngưỡng 75.000 USD/năm thì điều đó không hẳn khiến cho con người thực sự bộc lộ những xúc cảm cá nhân. Bởi trên thực tế, khái niệm “cảm xúc của con người” liên quan đến yếu tố sức khỏe, cuộc sống và các mối quan hệ thân mật nhiều hơn là tiền lương và danh mục đầu tư của bạn.
2. Cấp độ cao hơn của hạnh phúc
Phân loại hạnh phúc thứ hai được gọi là “đánh giá cuộc sống”, tức là những suy nghĩ sâu xa của con người về cuộc đời của họ, về những tham vọng và ước mơ mà họ đặt ra từ lâu.
Kahneman và Deaton nhìn nhận, cấp độ của “đánh giá cuộc sống” tăng lên khi thu nhập tăng và trình độ giáo dục tăng.
Một kết quả nghiên cứu của trường đại học Michigan và Học viện Brookings trên 25 quốc gia cũng cho thấy. người giàu có khuynh hướng hạnh phúc hơn so với người có thu nhập thấp hơn.
3. Điều gì làm bậc hưu trí hạnh phúc?
Kết quả một cuộc nghiên cứu năm 2013 cho thấy, bậc hưu trí cảm thấy hạnh phúc nhất khi họ không có hoặc gần như đã trả hết các khoản thế chấp. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của họ sẽ tăng lên và họ sẵn sàng thực hiện những điều họ muốn.
Phần lớn những người về hưu đều có chung một quan điểm rằng, tài khoản hưu trí của họ tăng lên sẽ làm cho họ cảm thấy tự hào về bản thân và coi đó như là một thành tựu.
4. Làm cách nào để hạnh phúc hơn?
Khi cấp độ hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ít nhất nó sẽ có một phần liên quan đến những quyết định về thời gian và tiền bạc của bạn.
Trước hết, bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn đầu tư tiền vào một ngôi nhà gần với chỗ làm của bạn thay vì phung phí tiền ở một căn hộ khoe khoang và xa xỉ đâu đó.
Quan trọng hơn, những kết nối xã hội có mối tương quan chặt chẽ với “cảm xúc của con người” hơn là lối sống khách hàng. Vì thế, sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn bỏ tiền bạc và thời gian vào các mối quan hệ bạn bè thay vì đi mua sắm ở các trung tâm thương mại.
Hãy đi ăn tối với vợ/chồng của bạn, mời bạn bè đi café hoặc thu xếp thời gian cho một trận đấu golf hoặc tennis…