Sự thắt chặt bất ngờ ở châu Á tăng áp lực lên các ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách tiền tệ ôn hoà

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo các nhà kinh tế, các ngân hàng trung ương ở châu Á với quan điểm chính sách tiền tệ ôn hòa trước xu hướng lạm phát tăng vọt có thể gặp thử thách sau khi các ngân hàng trung ương khác trong khu vực thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ bất ngờ có thể khiến đồng tiền các quốc gia tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng dễ bị bán tháo.
Sự thắt chặt bất ngờ ở châu Á tăng áp lực lên các ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách tiền tệ ôn hoà

Tiếp tục giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục để thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế, Thái Lan đang chứng kiến ​​đồng baht trở thành đồng tiền có diễn biến tệ nhất trong tháng 7 trong số 12 đồng tiền châu Á được Bloomberg theo dõi. Bên cạnh đó, đồng Rupiah của Indonesia suy yếu trong tuần thứ 6 liên tiếp trong bối cảnh dòng tiền tiếp tục chảy ra nước ngoài được thúc đẩy bởi khoảng cách chính sách tiền tệ của quốc gia này với Mỹ ngày càng mở rộng.

Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại HSBC Holdings Plc cho biết: “Tỷ giá hối đoái dao động và Fed ngày càng quyết tâm làm tăng thêm sự cấp bách thắt chặt tiền tệ ở nhiều thị trường châu Á. Khi các đợt tăng lãi suất được thực hiện liên tiếp nhanh chóng ở những quốc gia khác trong khu vực, các ngân hàng trung ương ở Thái Lan và Indonesia hiện có thể tăng tốc các phản ứng của riêng họ”.

Hôm thứ Năm (14/7), Singapore và Philippines đều thắt chặt chính sách tiền tệ trong các động thái khẩn cấp sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát ở Mỹ đang tăng nóng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang xem xét một đợt tăng lãi suất mạnh khác, với một số kỳ vọng vào việc Fed sẽ tăng lãi suất 100 điểm trong cuộc họp diễn ra vào cuối tháng 7.

Những động thái đó sẽ không chỉ gây áp lực lên Thái Lan và Indonesia, mà còn cả những quốc gia như Ấn Độ vì đã và đang quay trở lại chính sách hỗ trợ như mức độ tiền đại dịch. Lãi suất cao hơn ở Mỹ có xu hướng thúc đẩy việc rút vốn khỏi các thị trường mới nổi khi các quỹ đầu tư theo đuổi lợi suất trong bối cảnh lãi suất thực âm ở châu Á.

Lãi suất thực ở một số quốc gia châu Á ngày 15/7/2022.

Lãi suất thực ở một số quốc gia châu Á ngày 15/7/2022.

Robert Carnell, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại ING Bank NV cho biết, mức độ lãi suất thực âm trong điều kiện thực có khả năng xác định mức độ cần thiết của các cơ quan chức năng. Điều này có nghĩa là Indonesia và Malaysia có thể cần phải làm ít hơn để hỗ trợ đồng tiền của họ nếu tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức "hợp lý".

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đang “lạc nhịp” trong việc tăng lãi suất vay, trong khi ngay cả những nền kinh tế đã thắt chặt hơn như Singapore, Philippines, Đài Bắc (Trung Hoa) và Hàn Quốc còn “nhiều việc phải làm”.

Đồng won và đồng peso của Philippines nằm trong số những đồng tiền giảm giá lớn nhất trong năm nay trong khu vực ngay cả sau khi liên tiếp tăng lãi suất.

Mặc dù Philippines đã báo hiệu có thể tăng lãi suất vào tháng 8, nhưng Ngân hàng Trung ương Thái Lan trong tuần qua cho biết, họ không có kế hoạch tổ chức một cuộc họp tạm thời để xem xét lãi suất trước quyết định dự kiến ​​vào ngày 10/8.

Trinh Nguyễn, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á mới nổi tại Natixis SA cho biết: “Sẽ có áp lực lên đồng baht của Thái Lan và ngân hàng trung ương sẽ cần phải quyết định xem họ có đủ khả năng chống chọi lại làn sóng tăng lãi suất của Fed hay không”.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục