Sơn Jotun: Mới nhận nhà đã ẩm mốc, lên rêu?

(ĐTCK) Theo phản ánh của các hộ dân ở tòa nhà Ecolake View, 32 Đại Từ, Hoàng Mai (Hà Nội) khi vừa về nhận nhà, chỉ cần dựa lưng hoặc xoa tay vào tường thì có bụi như phấn trắng, thời gian sau thì tường nhà bị mốc, lên rêu, ẩm ướt.
Và nấm mốc, lên rêu… Và nấm mốc, lên rêu…

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, người dân tại chung cư này cho biết, trong hợp đồng mua bán nhà, mục thỏa thuận hợp đồng về sơn tường, họ được chủ đầu tư cam kết sơn bằng loại sơn Jotun hoặc tương đương. Đây đều là những loại sơn phổ biến, được đánh giá có chất lượng và uy tín trên thị trường hiện nay.

Trong các cuộc làm việc trước đó với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đại diện chủ đầu tư tòa nhà Ecolake View - cũng cho biết: “Chúng tôi sơn 100% là loại sơn Jotun, chúng tôi mua trực tiếp từ hãng Jotun”.

Sơn Jotun: Mới nhận nhà đã ẩm mốc, lên rêu? ảnh 1

Theo phản ánh của người dân, mặc dù mới nhận nhà nhưng sơn tường đã ố vàng

Trưng ra cả hình ảnh và clip làm bằng chứng, chị Nga (cư dân tòa nhà Ecolake View) cho biết: “Sau khi cư dân nhận bàn giao và đưa vào sử dụng khoảng 8 - 10 tháng, nhiều căn hộ sơn tường đã bong tróc, ố mốc và lên rêu ở nhiều vị trí. Cam kết là vậy, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi cũng không biết được đích xác sơn dùng cho các căn hộ trong dự àn này là loại sơn gì và tại sao thời gian sử dụng chưa lâu đã xuất hiện những hiện tượng xuống cấp về chất lượng như thế dù đó là những vị trí không hề bị hắt mưa hay ẩm ướt”.

Để rõ hơn tình trạng xuống cấp nhanh chóng như vậy là do chất lượng sơn hay do lỗi chủ quan của cư dân tòa nhà, phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản đã liên hệ với Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam để tìm hiểu sự việc.

Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Trần Nam, Giám đốc Tiếp thị, Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam cho biết: “Hiện tại, rất nhiều khách hàng trên cả nước tin dùng sản phẩm của Jotun. Tuy nhiên, khi sơn lên tường có một vài yếu tố quan tâm cân nhắc. Thứ nhất là chuẩn bị bề mặt thật tốt, sách, không bị rêu, nấm, mốc, không bị bụi bẩn. Thức hai độ ẩm trong tường phải tốt. Ở khu vực miền Bắc với những dự án gấp rút về mặt tiến độ rất dễ bị về mặt độ ẩm của tường không đạt, lúc này hàm lượng kiềm trong tường rất cao, sẽ ảnh hưởng đến bề mặt của sơn. Ở đây, không chỉ riêng sơn, mà cả giấy dán tường cũng bị”.

Trao đổi cụ thể về phản ánh của cư dân tòa nhà Ecolakeview, ông Nam lý giải thêm: “Ở dự án Ecolake View có hàng ngàn căn hộ và không phải tất cả các căn hộ đều bị ẩm mốc. Điều này phụ thuộc vào độ ẩm bề mặt tường. Khi độ ẩm không cho phép mà mình sơn lên hoặc trong nhà bếp hoặc nhà tắm, công trình phụ thường xuyên bị ẩm ướt mà chủ đầu tư không xử lý tốt về mặt chống kiềm thì rất dễ bị. Đối với Dự án Ecolake View, người ta sơn rất nhiều loại sơn khác nhau, nên mình chưa xác định được khu vực nào của Jotun, khu vực nào của loại sơn khác”.

Sơn Jotun: Mới nhận nhà đã ẩm mốc, lên rêu? ảnh 2

Khu vực ngoài hành lang cũng kém chất lượng

Như vậy, theo đại diện của hãng sơn Jotun, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh chóng mặt ngoài căn hộ tại dự án Ecolake View có thể bắt nguồn từ sự thiếu cẩn trọng khi thi công và những căn hộ xuất hiện vấn đề chưa chắc đã được sử dụng loại sơn của hãng này.

Báo Đầu tư Bất động sản sẽ tiếp tục làm việc với chủ đầu tư và đại diện các hộ dân để minh định câu chuyện này và thông tin đến bạn đọc.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Nhất Nam
Báo Đầu tư Bất động sản

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục