Đã hơn một tuần sau khi tạp chí Der Spiegel đăng tải một báo cáo cho biết Mỹ đã bí mật theo dõi các đồng minh châu Âu của mình, gồm Đức, Pháp và Ý. Các tài liệu được cung cấp bởi Snowden cho thấy, NSA đang thu thập dữ liệu từ các mạng thông tin của châu Âu và rằng, cơ quan an ninh này đang cấy các phần mềm gián điệp tại văn phòng của EU ở New York và Washington nhằm dò tìm những khe hở trong liên minh tiền tệ.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã ngay lập tức phản ứng gay gắt với Mỹ, đặc biệt là Đức, nơi mà việc bảo vệ thư tín cá nhân đã được ghi vào hiến pháp.
Tổng thống Mỹ Obama tỏ ra khinh thường bản báo cáo đó, nói rằng, tất cả các quốc gia đều thu thập tin tức tình báo. Nhưng lời biện hộ này không dễ bay đi với Thủ tướng Đức Angela Merkel, một cựu công dân Đông Đức, người đã lớn lên dưới “thời cực thịnh” của an ninh Đức và vai trò của Liên Xô. Bà Merkel ngay lập tức chỉ trích Mỹ, trong khi một thành viên quốc hội Đức nói Snowden nên được tặng thưởng cho việc công bố những thông tin này, cũng như được tạo điều kiện trú ẩn ở Đức.
“Hoạt động theo dõi của các bạn là không thể chấp nhận được. Nó không thể được tha thứ. Chúng ta không còn ở trong cuộc Chiến tranh lạnh”, bà Merkel gay gắt thông qua phát ngôn viên Steffen Seibert.
Nhưng phản ứng đáng ngại hơn, cho cả Mỹ và Liên minh châu Âu, đến từ Tổng thống Pháp François Hollande. Ông này nói rằng, các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại song phương Mỹ - EU sẽ chỉ được tiến hành khi những câu hỏi về hoạt động gián điệp nói trên được giải đáp.
“Chúng ta chỉ có thể thương lượng, hợp tác trong tất cả lĩnh vực khi chúng ta đạt được những đảm bảo này cho Pháp, cũng như toàn Liên minh châu Âu, và tôi sẽ nói chuyện này với tất cả các đối tác Mỹ”, ông Hollande đề cập đến cuộc đàm phán thương mại song phương, sẽ bắt đầu trong tuần tới.
Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ. Trong một bức thư xin tỵ nạn ở
Với những diễn biến như vậy, rất nhiều nguy cơ có thể xảy đến. Mỹ muốn tốc độ phục hồi kinh tế được cải thiện, trong khi châu Âu đang tuyệt vọng với tăng trưởng kinh tế, nhưng hiệp định song phương được kỳ vọng sẽ đem lại 157 tỷ USD cho GDP của châu Âu và 133 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ có thể sẽ bị đình lại bởi Snowden.
Giờ đây, các nhà ngoại giao cấp thấp của châu Âu có thể mượn vấn đề gián điệp của NSA để đòi hỏi nhượng bộ khi đàm phán. Dự đoán, Pháp, nước kêu gọi tài trợ cho lĩnh vực điện ảnh và nghệ thuật, sẽ đặc biệt hăng hái công kích những luận điệu của NSA.
Không rõ những tiết lộ của Snowden có thể phương hại đến sự an toàn của nước Mỹ đến mức nào, nhưng chắc chắn rằng, chúng đang làm xói mòn niềm tin giữa các đồng minh và công dân của họ, trong khi niềm tin này vốn là một nhân tố cơ bản để xây dựng lên các hiệp định thương mại quốc tế.
Không có những hiệp ước thương mại này, thương mại quốc tế sẽ trở nên khô cạn và hàng trăm tỷ USD sẽ biến mất khỏi nền kinh tế toàn cầu. Hãy nhìn vấn đề này qua một nghiên cứu của Quốc hội Mỹ năm 2010. Nghiên cứu đó chỉ ra rằng, hoạt động xuất khẩu sang các nước trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương đã mang lại 747 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ năm 2008.
Bên cạnh ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thương mại Mỹ - EU, các tiết lộ của Snowden cũng có thể gây tê liệt các mối giao thương khác, như Mỹ -
Ngược lại, thượng nghị sỹ Mỹ Chuck Schumer cũng đưa ra cảnh báo với
Trên đây là những rủi ro mà Snowden có thể gây ra cho kinh tế toàn cầu, song thực tế thế nào, hãy chờ xem các cuộc đàm phán thương mại song phương giữa Mỹ và EU trong tuần tới có đi đến kết quả gì không.