Thoả thuận này đã được Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ. Song điều bất thường nhất ở đây là, ngay trước ĐHCĐ của CEA, các đối thủ của Singapore Airlines là Hãng hàng không Air China, Công ty Hàng không quốc gia Trung Quốc (China National Aviation Holding Company - CNAHC), công ty mẹ của Air China và cả Cathay Pacific đã ráo riết “lobby”, thậm chí là công khai xúi giục các cổ đông CEA chống lại vụ đầu tư này. Hơn thế nữa, Air
Báo chí nước ngoài đua nhau rút nhiều tít để nói về vụ này, đại loại như “Singapore Airlines bị chơi xấu”, “Singapore Airlines bị chết đứng vì chiêu “thọc gậy bánh xe” của Air China”... Đơn giản, Singapore Airlines và Temasek bị chơi một vố rất đau mà chỉ biết... khoanh tay ngồi nhìn, không cựa quậy gì được.
Một số nhà phân tích nhận xét, trước khi đến với nhau, CEA và Singapore Airlines đã tìm hiểu và đàm phán gần một năm trời. Trong bối cảnh năm 2006, Singapore Airlines thu được lợi nhuận thuần là 1,39 tỷ USD, trong khi CEA bị lỗ tới 438 triệu USD thì hai bên đều có thể hợp tác, phát huy thế mạnh, khắc phục nhược điểm của nhau. Đúng như ông Teo Chon Kiat, nhà quản lý quỹ đầu tư của DBS Asset Management nhận định: “Bắt tay nhau, CEA được hưởng lợi từ uy tín, công nghệ và thương hiệu của Singapore Airlines, còn Singapore Airlines có cơ hội đặt một chân vào thị trường hàng không Trung Quốc rộng lớn và đầy tiềm năng”. Còn nếu xét riêng về giá thì rất khó nói, song đây là điểm chủ chốt để các đối thủ của CEA và Singapore Airlines tập trung khai thác một cách triệt để nhằm làm lung lạc tinh thần của cổ đông CEA (vốn chủ yếu chỉ nghĩ đến... tiền).
Bà Sun Yuanfang, chuyên gia môi giới chứng khoán, đại diện cho 15 cổ đông cá nhân của CEA cho biết, cái giá 48 UScent/CP mà Singapore Airlines mua từ CEA theo thảo thuận là quá thấp; Air China và CNAHC sẵn sàng trả 64 UScent/CP bất cứ lúc nào. “Về giá chào mua, rõ ràng là Singapore Airlines không thể địch lại được Air
Ý kiến này phản ánh đúng quan điểm của lãnh đạo Air
Hãng Cathay Pacific cũng tuyên bố sẽ liên minh với CNAHC mua lại 24% cổ phần của CEA. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi Cathay Pacific và Air China là cổ đông chiến lược của nhau (Cathay Pacific hiện sở hữu 17,5% cổ phần của Air China và đổi lại, Air China cũng nắm giữ 17,5% của Cathay Pacific).
Thay mặt Ban giám đốc CEA, ông Li Fenghua, Chủ tịch CEA cho biết: “Tôi rất buồn trước quyết định của các cổ đông. Khi đặt lại vấn đề chọn nhà đầu tư chiến lược, chúng tôi không tính đến Air
Ông Stephen Forshaw, người phát ngôn của Singapore Airlines tỏ ý lấy làm tiếc về quyết định của các cổ đông CEA, tuy nhiên, Singapore Airlines vẫn mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác với CEA trong tương lai. Khi được hỏi về việc Air China, CNAHC muốn mua lại 24% cổ phần của CEA với giá cao hơn, ông Stephen Forshaw khẳng định: “Giá mà chúng tôi đạt được trong thoả thuận là hợp lý, phản ánh đúng giá trị của CEA. Chúng tôi sẽ không tham gia “cuộc chiến” chạy đua về giá với Air
Giờ đây, Singapore Airlines và Temasek chỉ còn biết chấp nhận kết cục ngoài mong muốn trên và tự an ủi mình là... thua keo này thì bày keo khác.