Sẽ không còn nhiều doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu phát triển cơ khí

(ĐTCK) Đến năm 2020, các doanh nghiệp sẽ dành phần lớn chi tiêu nghiên cứu và phát triển cho sản phẩm phần mềm và dịch vụ thay vì sản phẩm hiện vật.
Ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp chế tạo đang tích cực nhất trong việc chuyển đổi sang phát triển các phần mềm mới (ảnh internet) Ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp chế tạo đang tích cực nhất trong việc chuyển đổi sang phát triển các phần mềm mới (ảnh internet)

Đó là thông tin được Strategy&, công ty tư vấn chiến lược thuộc PwC đưa ra tại nghiên cứu Đổi mới sáng tạo toàn cầu 1000 năm 2016 vừa công bố.

Theo Strategy&, yêu cầu duy trì tính cạnh tranh là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phân bổ nhiều ngân sách nghiên cứu, phát triển hơn cho phần mềm và dịch vụ. Chiến lược này hiệu quả vì những doanh nghiệp tăng trưởng về doanh thu nhanh hơn là những doanh nghiệp có tỷ lệ ngân sách trung bình dành cho nghiên cứu, phát triển cao hơn 25% so với đối thủ.

Theo PwC, tỷ lệ chi tiêu nghiên cứu, phát triển dành cho phần mềm và dịch vụ đã tăng từ trung bình 54% lên 59% trong giai đoạn 2010-2015 và dự kiến sẽ đạt 63% vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ chi tiêu trung bình dành cho sản phẩm hiện vật năm 2015 đã giảm xuống mức 41% (từ 46% năm 2010)và dự kiến sẽ chỉ còn 37% vào năm 2020 (giảm tổng cộng 19% trong vòng một thập kỷ).

Đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp sử dụng nhiều kỹ sư điện hơn cả sẽ giảm 35% và tỷ lệ các doanh nghiệp có nhu cầu hơn cả về kỹ sư dữ liệu sẽ tăng gấp đôi từ 8% lên 16%.

Nếu tính riêng phần mềm thì tỷ lệ chi tiêu trung bình sẽ tăng tổng cộng 43% trong giai đoạn 2010-2020 và tỷ lệ chi tiêu dành cho dịch vụ (39% vào năm 2020) sẽ vượt qua sản phẩm hiện vật (37% vào năm 2020)…

Để dành nguồn lực cho việc phát triển các sản phẩm phần mềm và dịch vụ, sẽ không còn nhiều doanh nghiệp tập trung ngân sách nghiên cứu, phát triển cho lĩnh vực điện và cơ khí. Đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp sử dụng nhiều kỹ sư điện hơn cả sẽ giảm 35% và tỷ lệ các doanh nghiệp có nhu cầu hơn cả về kỹ sư dữ liệu sẽ tăng gấp đôi từ 8% lên 16%.

Ông Barry Jaruzelski, chuyên gia về đổi mới sáng tạo và nghiên cứu, phát triển tại Strategy& và PwC Mỹ cho biết, nhu cầu gia tăng về phần mềm và dịch vụ, ngay cả trong các ngành nghề truyền thống đã tạo nên một sự chuyển dịch trong tuyển dụng, hướng tới những ứng viên có khả năng phát triển các phần mềm và thiết lập các nền tảng giúp thu thập và phân tích dữ liệu liên quan tới sản phẩm. Sự chuyển dịch này đang thay đổi cách các trường đại học, cao đẳng thiết kế môn học, và sẽ có tác động sâu sắc không chỉ đối với ngành giáo dục mà rộng hơn là cả tương lai của ngành lao động.

Xét theo khu vực địa lý, các doanh nghiệp Bắc Mỹ đang dịch chuyển mạnh nhất sang các sản phẩm phần mềm - với chi tiêu nghiên cứu, phát triển dành cho hạng mục này tăng từ 15% năm 2010 lên 24% năm 2020.

Trong khi đó, châu Á là khu vực chú trọng vào phát triển sản phẩm hiện vật nhất, với 44% chi tiêu nghiên cứu, phát triển dành cho sản phẩm hiện vật năm 2010 và chỉ giảm nhẹ xuống 40% vào năm 2020.

Ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp chế tạo đang tích cực nhất trong việc chuyển đổi sang phát triển các phần mềm mới.

Trong số các doanh nghiệp đã mua lại một doanh nghiệp khác trong 5 năm vừa qua, phần lớn (71%) tiến hành thương vụ nhằm mở rộng năng lực trong lĩnh vực phần mềm (33%) hoặc dịch vụ (38%).

N.Lan

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục