Thực hiện thỏa thuận ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ngày 31/10/2010 về phát triển công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam, Tổng Công ty JOGMEC và Viện Công nghệ xạ hiếm, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã triển khai Dự án Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm tại Viện Công nghệ xạ hiếm.
Dự án nhằm xây dựng cơ sở nghiên cứu đất hiếm với các thiết bị hiện đại, đồng bộ từ tuyển, thủy luyện, phân chia tinh chế và phân tích kiểm tra tại Việt Nam; lấy mỏ đất hiếm Đông Pao phát triển công nghệ chế biến sâu, sạch quặng đất hiếm; đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chế biến đất hiếm.
Ông Lê Bá Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm, Viện Năng lượng nguyên tử, nhấn mạnh trong quá trình năm năm thực hiện dự án (từ 2011-2015), lần đầu tiên Việt Nam đã xây dựng cơ sở nghiên cứu với hệ thống trang thiết bị tương đối đồng bộ cho việc chế biến sâu quặng đất hiếm, gồm các thiết bị từ giai đoạn tuyển khoáng, thủy luyện, phân chia tinh chế đất hiếm đến xử lý chất thải và phân tích phục vụ quá trình nghiên cứu với kinh phí khoảng 3 triệu USD.
Bên cạnh đó, dự án cũng đã thực hiện thành công các công nghệ như phát triển công nghệ tuyển quặng đất hiếm đạt mức độ thu hồi cao; xây dựng thành công công nghệ phân hủy tính quặng quy mô pilot; xây dựng công nghệ phân chia, thu nhận đất hiếm riêng lẻ đạt độ tinh khiết cao; xây dựng công nghệ xử lý chất thải chứa nhân phóng xạ tự nhiên của quá trình tuyển, thủy luyện và phân chia tinh chế... Thành công của dự án tạo ra bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, chế biến sâu quặng đất hiếm ở Việt Nam, tạo tiền đề mới cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến tài nguyên đất hiếm, phát triển nền công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đến nay quan hệ Việt Nam-Nhật Bản có thay đổi rất lớn trên nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý là kết quả dự án hợp tác Việt Nam-Nhật Bản về nghiên cứu phát triển công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam sau năm năm khá lớn, dự án đã mang lại lợi ích cho cả hai bên khi đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp hiện đại.
Thông qua dự án, các cán bộ kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước tiến lớn về công nghệ, được tiếp thu những trang thiết bị, cũng như được học hỏi nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản. Sau dự án, căn cứ vào kết quả Viện Công nghệ xạ hiếm sẽ báo cáo chính thức để có thể đưa vào sản xuất công nghiệp đất hiếm và đây là hy vọng để Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy hợp tác.
Đại diện Tổng Công ty JOGMEC Nhật Bản đánh giá cao dự án và khẳng định đối với quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, kết quả của dự án đã đem đến sự đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên mới. Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên về đất hiếm lớn và những thành quả đạt được của dự án, Việt Nam cũng sẽ chủ động sử dụng tài nguyên quốc gia.
Tại Hội nghị tổng kết, Thứ trưởng Phạm Công Tạc thay mặt Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ cho bảy chuyên gia Nhật Bản.
Dự án nhằm xây dựng cơ sở nghiên cứu đất hiếm với các thiết bị hiện đại, đồng bộ từ tuyển, thủy luyện, phân chia tinh chế và phân tích kiểm tra tại Việt Nam; lấy mỏ đất hiếm Đông Pao phát triển công nghệ chế biến sâu, sạch quặng đất hiếm; đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chế biến đất hiếm.
Ông Lê Bá Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm, Viện Năng lượng nguyên tử, nhấn mạnh trong quá trình năm năm thực hiện dự án (từ 2011-2015), lần đầu tiên Việt Nam đã xây dựng cơ sở nghiên cứu với hệ thống trang thiết bị tương đối đồng bộ cho việc chế biến sâu quặng đất hiếm, gồm các thiết bị từ giai đoạn tuyển khoáng, thủy luyện, phân chia tinh chế đất hiếm đến xử lý chất thải và phân tích phục vụ quá trình nghiên cứu với kinh phí khoảng 3 triệu USD.
Bên cạnh đó, dự án cũng đã thực hiện thành công các công nghệ như phát triển công nghệ tuyển quặng đất hiếm đạt mức độ thu hồi cao; xây dựng thành công công nghệ phân hủy tính quặng quy mô pilot; xây dựng công nghệ phân chia, thu nhận đất hiếm riêng lẻ đạt độ tinh khiết cao; xây dựng công nghệ xử lý chất thải chứa nhân phóng xạ tự nhiên của quá trình tuyển, thủy luyện và phân chia tinh chế... Thành công của dự án tạo ra bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, chế biến sâu quặng đất hiếm ở Việt Nam, tạo tiền đề mới cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến tài nguyên đất hiếm, phát triển nền công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đến nay quan hệ Việt Nam-Nhật Bản có thay đổi rất lớn trên nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý là kết quả dự án hợp tác Việt Nam-Nhật Bản về nghiên cứu phát triển công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam sau năm năm khá lớn, dự án đã mang lại lợi ích cho cả hai bên khi đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp hiện đại.
Thông qua dự án, các cán bộ kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước tiến lớn về công nghệ, được tiếp thu những trang thiết bị, cũng như được học hỏi nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản. Sau dự án, căn cứ vào kết quả Viện Công nghệ xạ hiếm sẽ báo cáo chính thức để có thể đưa vào sản xuất công nghiệp đất hiếm và đây là hy vọng để Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy hợp tác.
Đại diện Tổng Công ty JOGMEC Nhật Bản đánh giá cao dự án và khẳng định đối với quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, kết quả của dự án đã đem đến sự đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên mới. Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên về đất hiếm lớn và những thành quả đạt được của dự án, Việt Nam cũng sẽ chủ động sử dụng tài nguyên quốc gia.
Tại Hội nghị tổng kết, Thứ trưởng Phạm Công Tạc thay mặt Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ cho bảy chuyên gia Nhật Bản.