Mới mẻ
Mô hình tiết kiệm nhà ở cấp quốc gia còn khá mới mẻ ở Việt Nam, song tại các quốc gia như Đức, Cộng hòa Séc, Trung Quốc..., mô hình này đã được triển khai sâu rộng và có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Ở CHLB Đức, hầu hết các bậc cha mẹ sau khi sinh con đều lập một tài khoản tiết kiệm đứng tên con mình trong Ngân hàng Tiết kiệm nhà ở và hàng tháng gửi vào đó một khoản tiết kiệm tùy theo khả năng. 15 - 20 năm sau khi con cái trưởng thành, khoản tiền đó sẽ được dùng để mua nhà và tạo dựng cuộc sống riêng cho con. Mỗi năm, ở Đức có 3 - 4 triệu người ký kết hợp đồng tiết kiệm nhà ở.
Lập tài khoản tiết kiệm nhà ở là một giải pháp mua nhà bền vững
“Niềm tin của người dân vào mô hình tiết kiệm nhà ở có khi còn lớn hơn cả niềm tin của họ vào Ngân hàng Trung ương Đức”, ông Michael Dorner, Phụ trách các dự án quốc tế của Ngân hàng tiết kiệm nhà ở Bausparkasse Schwabsch Hall AG cho biết tại Hội thảo về mô hình tiết kiệm nhà ở của CHLB Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam do Bộ Xây dựng phối hợp với ngân hàng này tổ chức cuối tuần qua.
Với Trung Quốc, quốc gia có dân số khổng lồ và diện tích đất đai rộng lớn, người dân có thói quen gửi tiền tiết kiệm nhà ở vào nhiều ngân hàng khác nhau, chứ không tập trung vào một vài địa chỉ cụ thể. Bắt đầu hoạt động tại Trung Quốc năm 1998, Ngân hàng Bausparkasse đã chọn ra 2 thành phố thí điểm đầu tiên là Thiên Tân và Trung Khánh.
“Sau hơn 15 năm triển khai mô hình tiết kiệm nhà ở, tại các khu đô thị ở Trung Quốc, diện tích sở hữu nhà ở trung bình của các gia đình 2 thế hệ đã tăng lên 30 m2 so với con số hơn chục m2 trước đó”, bà Marlis Rotting, thành viên Hội đồng Giám sát Ngân hàng Bausparkasse cho biết.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng tại Mỹ sau đó lan ra toàn thế giới có liên quan lớn đến hoạt động cho vay dưới chuẩn trên thị trường bất động sản. Tích lũy của các hộ gia đình quá thấp, trong khi ngân hàng quá hào phóng, đẩy giá bất động sản tăng phi mã và tất yếu dẫn đến khủng hoảng. Hàng trăm ngàn gia đình ở Mỹ gánh món nợ ngân hàng quá lớn khi mua nhà, dẫn đến hậu quả bị tịch thu toàn bộ nhà cửa và lâm vào cảnh “vô gia cư”.
Thực tiễn ở Việt
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, trong những năm qua, ngân sách nhà nước đã chi khoảng 3 tỷ USD cho việc tổ chức những chương trình công ích như nhà ở cho sinh viên nghèo, nhà ở vượt lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhà ở thí điểm chống bão cho người dân ở miền Trung, nhà ở cho người có công với cách mạng…
Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn chế nên những chương trình này chỉ đáp ứng nhu cầu của một số đối tượng nhất định, trong khi cầu nhà ở của toàn xã hội là rất lớn Vì vậy, theo ông Nam, để thúc đẩy thị trường và đặc biệt là giải quyết vấn đề nhà ở cho đại bộ phận nhân dân, bên cạnh vai trò của Nhà nước và ngân hàng thương mại, giải pháp khuyến khích, nâng cao ý thức tiết kiệm tiền lo nhà ở trong nhân dân cần được nhấn mạnh và có chính sách khuyến khích.
“Chúng tôi đã đi khảo sát các mô hình tiết kiệm nhà ở tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức… và nhận ra rằng, dòng vốn lâu dài và ổn định nhất là từ ý thức tiết kiệm của người dân. Nhân dân phải đứng ra chủ động tham gia giải quyết vấn đề nhà ở cho bản thân”, ông
Bình luận về công tác triển khai mô hình này sắp tới, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, Bộ Xây dựng đang phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức tín dụng hoàn thiện khung pháp lý cơ bản để trình lên Chính phủ trong năm 2015.
“Mô hình tiết kiệm nhà ở không chỉ chứng minh hiệu quả ở các nước châu Âu, mà còn ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc. Mỗi nước sẽ có những cơ chế linh động, tùy thuộc vào nền văn hóa và thói quen tiết kiệm ở đó. Tôi hy vọng mô hình sẽ phát huy tác dụng tốt ở Việt
Trong khi đó, ông Christian Oestreich, Trưởng phòng Thị trường quốc tế - Ngân hàng tiết kiệm nhà ở Bausparkasse Schwabsch Hall AG cho biết: “Chúng tôi sẽ làm việc với một số ngân hàng tại Việt