Nếu như những lần điều chỉnh biên độ trước, NHNN chỉ “dè dặt” mở thêm +/- 0,25% (từ +/-0,25% lên +/-0,5%, +/-0,75% và gần đây nhất là +/-1%) thì lần này, tốc độ mở rộng nhanh gấp 4 lần đúng như cam kết mới được người đứng đầu NHNN, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định với nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN): “Việt Nam thực hiện chính sách tỷ giá một cách linh hoạt có kiểm soát để đồng thời bảo đảm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô (tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu, kiềm chế tốc độ lạm phát…) và bảo đảm cho DN có đủ lượng ngoại tệ cần thiết phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh. Thậm chí, việc mở rộng biên độ giao dịch ngoại tệ lần này còn gây bất ngờ với nhiều nhà ĐTNN, đặc biệt là nhà đầu tư gián tiếp trên thị trường tài chính, bởi chỉ trước đây đúng 1 tuần, trả lời về vấn đề nhạy cảm này với nhà ĐTNN tại Diễn đàn truyền hình trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh chỉ giám “cam kết” là từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ nghiên cứu để mở rộng biên độ tỷ giá lên +/-2%.
Biên độ tỷ giá mới bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 27/6/2008 nên chưa thể khẳng định, nhà đầu tư có dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn ngoại tệ. Chính vì vậy, không ít nhà ĐTNN đặt câu hỏi: “NHNN làm thế nào để nhà đầu tư có thể mua được ngoại tệ với tỷ giá chính thức, chứ không phải mua ở bên ngoài?”. Về vấn đề này, ông Giàu cho biết, NHNN đang cùng với các NHTM trong nước tìm giải pháp.
Lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện bảo đảm cho trên 13 tuần nhập khẩu, hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu, thế nhưng cung - cầu trên thị trường ngoại tệ luôn căng thẳng. Việc này được ông Giàu so sánh với tình trạng sốt gạo vào tháng 4 vừa qua. Việt
“Yếu tố tâm lý của người dân và DN đã tác động đáng kể vào việc tỷ giá tăng, chứ không phải do khan hiếm ngoại tệ gây ra”, ông Giàu kết luận.
Việc khống chế cơn sốt gạo chỉ sau vài ngày diễn biến bất thường chính là bài học kinh nghiệm để NHNN bình ổn thị trường ngoại tệ. Từ bài học này, ông Giàu cho biết, NHNN tiếp tục đưa ra các giải pháp (trước mắt là mở rộng biên độ) phù hợp với thực tiễn, kể cả các biện pháp can thiệp vào thị trường.
“Tỷ giá VND/USD gần đây biến động rất mạnh, nên chúng tôi sẽ áp dụng thêm một số giải pháp kinh tế mạnh mẽ hơn nữa để ổn định thị trường và hy vọng, cùng với các giải pháp tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, Việt Nam sẽ thành công trong việc bình ổn tỷ giá”, ông Giàu nói.
TTCK đã phục hồi trở lại (mặc dù chưa mạnh mẽ), nhà ĐTNN tích cực hơn trong việc mua vào, nếu cam kết bình ổn thị trường ngoại tệ của NHNN được thực hiện, nhà ĐTNN tiếp tục là nhân tố quan trọng để thúc đẩy TTCK tăng trưởng mạnh mẽ. Chính vì vậy, không ít nhà ĐTNN muốn biết quan điểm của Chính phủ Việt
“Chúng tôi đang tiến hành phân loại lĩnh vực, ngành nghề và sắp tới sẽ kiến nghị Chính phủ mở rộng tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN. Chỉ còn một số lĩnh vực bị hạn chế sở hữu theo đúng cam kết gia nhập WTO (trong đó có ngân hàng), còn hầu hết lĩnh vực khác đều được mở rộng tỷ lệ sở hữu”, ông Ninh cho biết.
Ông Ninh cho rằng, những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt như sự biến động bất thường của thị trường ngoại tệ, lạm phát, nhập siêu… chỉ là khó khăn trước mắt, tạm thời còn về trung và dài hạn, với những chính sách mà Việt Nam đang theo đuổi sẽ ổn định được nền kinh tế vĩ mô, bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững. “Chúng tôi muốn gửi thông điệp tới tất cả nhà đầu tư là nhanh chóng nghiên cứu lại tình hình và đưa ra các đánh giá, nhận định chính xác hơn về Việt