Báo cáo tại ĐHCĐ, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB cho biết, Ngân hàng vừa được NHNN chấp thuận tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên trên 14.295 tỷ đồng. Tuy nhiên, HĐQT SCB cho biết, Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ để để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn, phù hợp với tốc độ tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh. Mục tiêu đến hết năm 2016, vốn điều lệ của SCB đạt mức 16.000 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2014, tổng tài sản SCB đạt 242.222 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng là 13.277 tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 là 198.505 tỷ đồng; ROA 0,04%; ROE 0,69%; Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 0,5%. Vốn điều lệ đạt 12.295 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2014, SCB đạt 119 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đang giai đoạn tái cấu trúc, phải tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh tái cơ cấu nên SCB chưa có chủ trương chia cổ tức năm 2014 cho cổ đông và dự kiến cả năm 2015.
Kế hoạch đưa ra cho năm 2015, SCB đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 131 tỷ đồng, nợ xấu dưới 3%. Vốn điều lệ đạt mức 14.295 tỷ đồng.
Trước chủ trương chưa không chia cổ tức của SCB để tập trung mọi nguồn lực tái cơ cấu, nhiều cổ đông tỏ ra bức xúc, vì trong 3 năm qua chưa nhận được cổ tức.
Một cổ đông cho rằng, Ngân hàng không chia với lý do bỏ sung tăng vốn tự có. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 của SCB, lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2014 là 457.212 tỷ đồng. Như vậy, với tình hình này thì 2015 có thể cũng không chia cổ tức được, nên lý do SCB đưa ra không chia được cổ tức là không chặt chẽ. Vậy cần đưa ra giới hạn nào về năng lực tài chính để có thể chia cổ tức.
Thứ hai, thù lao HĐQT, Ban Kiểm soát, căn cứ nào lấy 1,5% trên tổng chi phí hoạt động hàng năm. Bởi một ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, tức chi phí càng cao, vậy thù lao HĐQT càng cao. Trong khi đó, đáng lý ra thù lao HĐQT, Ban Kiểm soát phải được trích trên tổng lợi nhuận thu về hàng năm, vì công lao của mình tạo ra bao nhiêu thì hưởng, thưởng bấy nhiêu?
Trả lời câu hỏi này, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc SCB cho biết, trong giai đoạn hiện nay, cổ đông bức xúc về vấn đề cổ tức như vậy thì hoàn toàn hiểu được. HĐQT chia sẻ những buồn phiền với cổ đông trong vấn đề cổ tức, nhưng SCB cũng mong quý vị cổ đông nhìn nhận về kết quả tái trúc trúc SCB trong thời gian vừa qua.
Trong ngắn hạn, SCB không chia cổ tức, vì nghĩ nếu chia thì mức cổ tức mà cổ đông nhận được cũng không đáng kể, chia ra cũng không được bao nhiêu, mà trước mắt phải tập trung mọi nguồn lực để cũng cố mọi hoạt động. Một khi cũng cố được vị thế của mình trên thị trường thì giá trị cổ phiếu của SCB cũng sẽ cao hơn. Lúc này, Ngân hàng cũng sẽ thu hút thêm vốn ngoại thì giá trị cổ phiếu cao hơn. Cổ tức mà cổ đông nhận được cũng tốt hơn nhiều so với mức ít ỏi hiện nay.
Về vấn đề thù lao HĐQT, Ban Kiểm soát được tính trên tổng chi phí hoạt động, trong báo cáo tài chính năm 2014 có thông tin là trong năm, qua Ban điều hành, BKS đã nỗ lực để giảm chi phí. Cụ thể, tổng chi phí 2013 là 1.807 tỷ đồng, năm 2014 giảm còn 1.702 tỷ đồng, cho dù vẫn phải chi phí cho nhiều vấn đề xảy ra, thì chi phí hoạt động vẫn giảm. HĐQT SCB cũng chưa hài lòng với kết quả đạt được, nhưng nhìn dài hơn, nhiều ngân hàng khác vẫn đang chật vật, vì những năm qua thị trường khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng.
Về bán nợ cho VAMC, theo lãnh đạo SCB, tổng nợ xấu đã bán cho VAMC là 11.400 tỷ đồng đến cuối 2014, đưa nợ xấu giảm chỉ còn 0,5% và cuối năm. SCB tiếp tục xử lý nợ xấu để tình hình tài chính tốt hơn. Nhưng đi cùng với xử lý quyết liệt thì phải trích lập dự phòng cho trái phiếu này, mỗi năm phải trích lập dự phòng 20%.
Để giảm áp lực tài chính, trong 10 năm thì trích lập hết, sau này nếu xử lý hết được các khoản nợ xấu đó thì được hoàn nhập khoản dự phòng vào lợi nhuận, sẽ là khối tài sản lớn cho Ngân hàng sau này. Năm qua, SCB trích lập dự phòng rủi ro 1.255 tỷ đồng. SCB đánh giá khách quan và chủ quan thì thời gian này chưa phù hợp niêm yết, nên đã xin NHNN chưa niêm yết trong thời gian tái cơ cấu.