Sau tái cấu trúc, MST hướng tới mục tiêu trở thành công ty quy mô lớn trong ngành

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Từ doanh nghiệp có thị phần nhỏ, tài sản sinh lợi thấp, CTCP MST (mã chứng khoán MST) đã tái cấu trúc lại danh mục tài sản theo hướng phát triển các dự án đầu tư, đấu thầu các dự án có nguồn vốn tốt, hiệu suất đầu tư cao và hợp tác công tư (PPP) có doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng bền vững qua các năm.

Với lợi thế quỹ dự án tốt đã tích lũy đầu tư trong nhiều năm, đã đến thời điểm hoàn thiện về pháp lý, có những dự án đi vào thực hiện thi công xây dựng, MST hướng tới mục tiêu dài hạn là trở thành doanh nghiệp có thương hiệu trong lĩnh vực đầu tư, đấu thầu thi công các dự án có nguồn vốn đầu tư công và hợp tác PPP.

MST có hệ sinh thái các doanh nghiệp, đối tác chiến lược có kinh nghiệm, quan hệ đủ để hỗ trợ triển khai dự án và hỗ trợ các phương án tài chính linh hoạt như Vina2, HDBank, Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh và Đại học Quốc Gia Hà Nội...

“Lột xác” như thế nào sau tái cấu trúc?

MST tiền thân là CTCP Xây dựng 1.1.6.8 được thành lập ngày 18/06/2009, sau 12 năm hoạt động và phát triển hiện vốn điều lệ của MST đã tăng lên 355 tỷ đồng, gấp 36 lần so với vốn ban đầu.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên - cổ đông lớn, nguyên Chủ tịch HĐQT MST chia sẻ: “MST đã hoàn toàn “lột xác”, từ doanh nghiệp trước đây chỉ làm những dự án quy mô nhỏ, chuyên về xây dựng là chính, không tham gia bất cứ một sân chơi bất động sản nào lớn. Nhưng đến nay, chiến lược kinh doanh của MST đã thay đổi, doanh nghiệp đã tái cấu trúc lại tài sản theo hướng phát triển quy mô lớn, đầu tư vào các dự án bất động sản và dự án đầu tư công có doanh thu cao và bền vững, lấn sân vào những mảng mà trước đây MST chưa từng tham gia”.

Năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện xây dựng dự án và tiến độ bán hàng của những dự án mà MST mong muốn triển khai. Tuy nhiên, Công ty đã nhanh chóng mở rộng, phát triển mảng đấu thầu đầu tư công để tận dụng nguồn vốn kích cầu của Chính phủ cũng như đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước. Với quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ, MST đã nâng tầm thương hiệu của mình và được Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng 1,000 tỷ đồng, ngoài ra MST còn huy động nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, đẩy mạnh cơ cấu danh mục dự án và đầu tư sâu các dự án sẵn có nhằm tăng tỷ lệ lợi nhuận.

Vượt kế hoạch 2020 nhờ đẩy mạnh cơ cấu danh mục dự án

Đại diện MST cho biết, Công ty đã thi công hợp đồng tổng thầu EPC, đến cuối năm 2020 nghiệm thu giai đoạn phần cọc khoan nhồi đại trà, kết cấu móng, hầm nên đã ghi nhận doanh thu hơn 250 tỷ đồng ở quý cuối năm, đóng vai trò chính để doanh thu xây lắp tăng mạnh, bền vững và dài hạn trong 2 năm tới.

Bên cạnh đó, CTCP Xăng Dầu Hưng Yên (MST chiếm 33% vốn) đã đưa Tổng kho xăng dầu Hưng Yên vào hoạt động. Bên cạnh đó, một số đơn vị liên doanh, liên kết khác cũng đóng góp một phần lợi nhuận trong sự tăng trưởng của MST như Công ty Bất động sản Lộc Phát, Công ty NBA.

Nhờ đó mà khép lại năm 2020, doanh thu thuần và lãi ròng của MST lần lượt đạt 344 tỷ đồng và 25 tỷ đồng, gấp 6 lần và 2 lần so với kết quả thực hiện năm trước. Đáng chú ý, đây cũng là số lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này đạt được sau gần 5 năm chào sàn (10/05/2016).

Trong năm 2020, MST lên kế hoạch mang về 150 tỷ đồng doanh thu và 12 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 147% và 29% so với thực hiện năm 2019. Như vậy, khép lại năm 2020, doanh nghiệp này đã vượt gấp đôi kế hoạch cả về doanh thu và lợi nhuận.

Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của MST ghi nhận 1,584 tỷ đồng, tăng 96% so với đầu năm.

Một số chỉ tiêu tài chính của MST qua các năm trở lại đây

Nguồn dữ liệu: VietstockFinance

Nguồn dữ liệu: VietstockFinance

Kế hoạch kinh doanh “bứt phá” trong năm 2021

Trong năm 2021, MST dự kiến đem về trên 1.000 tỷ đồng doanh thu và 100 tỷ đồng lãi trước thuế, đồng loạt tăng trưởng gần 300% so với con số thực hiện năm 2020. Vậy động lực tăng trưởng đến từ đâu?

(*) Kế hoạch lãi trước thuế. Nguồn dữ liệu: VietstockFinance

(*) Kế hoạch lãi trước thuế. Nguồn dữ liệu: VietstockFinance

Được biết, các dự án dự kiến đem lại doanh thu năm 2021 cho doanh nghiệp này (hợp nhất cả Công ty con Trainco - CTCP Xây dựng hạ tầng đô thị và Giao thông) là hợp đồng tổng thầu EPC khoảng 900 tỷ đồng; thi công Trung tâm chỉ huy CA tỉnh Đồng Nai khoảng 60 tỷ đồng, thi công các gói thầu trại tạm giam tại Đắk Lắk, Đồng Nai và gói thầu thi công tại đường Nguyễn Du - Đại học Quốc Gia khoảng 75 tỷ đồng, cùng với những gói thầu và dự án đã và đang nghiên cứu ngay từ đầu năm 2021.

Ngoài ra, Ban lãnh đạo MST cũng dự kiến trình Đại hội cổ đông kế hoạch trả cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ khoảng 15%.

Cơ bản xây dựng xong nền móng xác lập vị thế Công ty quy mô lớn trong dài hạn

Với việc định hướng chiến lược thành công ty có quy mô lớn trong ngành. Công ty từng bước nâng cao vị thế thương hiệu, tiềm năng tài chính theo hướng tăng trưởng bền vững và tỷ suất lợi nhuận cao. Do đó, việc liên tiếp trúng thầu các gói thầu lớn với quy mô tăng dần từ100 tỷ, 400 tỷ, 2.300 tỷ đồng đã dần khẳng định vị thế của công ty trong ngành xây dựng.

Trong năm tới chiến lược công ty tiếp tục tăng cường đấu thầu để triển khai các dự án đầu tư công tận dụng các gói kích thích kinh tế cũng như các gói vay phát triển hạ tầng từ nước ngoài.

Huy Hoàng

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục