Di sản của người Sài Gòn
Khoảng thế kỷ 19, với sự đầu tư bài bản của người Pháp, Sài Gòn được quy hoạch theo phong cách phương Tây với các công trình nổi bật còn sống mãi đến ngày nay như nhà thờ Đức Bà, nhà hát thành phố, chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, KS Majestic, UBND Thành phố, Dinh độc lập…
Vào giai đoạn này, những thương nhân đến từ châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… khi dong thuyền vượt biển đến giao thương đều ấn tượng trước vẻ đẹp của Sài Gòn và từ đó lan truyền nhau mỹ danh “Hòn ngọc viễn Đông” ra khắp thế giới.
Đây cũng là thời kỳ kiến trúc TP.HCM đặc sắc nhất với sự kết hợp tinh tế giữa những tinh hoa cổ điển Pháp, Ý và giá trị thẩm mỹ truyền thống phương Đông. Và “gia tài” còn để lại đến nay là 1.227 ngôi biệt thự cổ (được xây dựng trước năm 1975) và hơn 400 công trình ngoài biệt thự cần nghiên cứu, bảo tồn, theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc, thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM.
Giữa nhiều yếu tố như hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, phát triển du lịch, việc bảo tồn các công trình cổ luôn được ưu tiên hàng đầu vì đây là nơi chứa đựng những giá trị lịch sử, ký ức văn hóa quan trọng.
Vô giá
Năm 2015, dư luận và giới nghiên cứu di sản văn hóa trong, ngoài nước xôn xao với câu chuyện ngôi biệt thự cổ gần 3.000 m2 tọa lạc tại 110 - 112 Võ Văn Tần, quận 3 được chuyển nhượng với giá 35 triệu USD.
Sau khi chuyển nhượng, công trình sẽ được trùng tu với sự tham gia của KTS người Pháp Nicolas Viste (chuyên gia bảo tồn văn hóa), trưởng nhóm nghiên cứu trùng tu.
Ngôi biệt thự cổ 35 triệu USD tại 110 - 112 Võ Văn Tần, quận 3 được chuyên gia đánh giá là báu vật di sản quốc gia.
Một điều thú vị xung quanh câu chuyện kể trên, hầu như không ai định giá hoặc đo đếm thị giá từng mét vuông cho ngôi biệt thự và tất cả quan tâm đều đổ dồn về những giá trị kiến trúc độc đáo đến mức KTS Nicolas Viste đánh giá là “báu vật quốc gia”.
Một chuyên gia nhận định: Khi đã trở thành di sản thì giá trị công trình có thể nói là vô giá, không thể dùng giá cả thị trường để đong đếm.
Trải qua hơn trăm năm, tất cả các công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa đều cần phải chăm sóc, trùng tu một cách đặc biệt như UBND TP.HCM, nhà hát thành phố…
Gần đây, chợ Bình Tây cũng đã trải qua quá trình tu sửa từ cuối năm 2016 - cuối năm 2018 với kinh phí 104 tỷ đồng. Nhà thờ Đức Bà cũng đang được trùng tu từ giữa năm 2017 với kinh phí dự kiến khoảng 140 tỷ đồng.
Hơn 27.000 viên ngói Marseille của hãng Monier (Pháp), 84.000 viên ngói vảy cá và gần 11.000 viên ngói âm dương đã được nhập về để phục vụ cho việc trùng tu công trình.
Thành Rome phương Đông
Một câu hỏi thường được giới nghiên cứu văn hóa đặt ra: Bên cạnh những biểu tượng đã tồn tại hàng trăm năm, bao giờ sẽ xuất hiện những công trình mới “đủ tầm” để tiếp tục hành trình di sản của TP.HCM? Đây cũng là trăn trở của nhiều chủ đầu tư, nhà phát triển dự án lớn trong quá trình thiết kế dự án, đi theo phong cách hiện đại hay phát huy những tinh hoa cổ điển?
Cùng chung những trăn trở đó, khi đầu tư vào dự án Rome by Diamond Lotus ở trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm, Phuc Khang Corporation đã quyết định: Khi trung tâm thành phố dịch chuyển về Thủ Thiêm, thành Rome phải là biểu tượng mới của cả TP.HCM. Với mục tiêu đó, Phúc Khang đã hợp tác cùng ê kíp thiết kế quốc tế, đứng đầu là KTS người Ý để đảm bảo thành Rome phương Đông sẽ được kế thừa trọn vẹn nhất những tinh hoa kiến trúc từ Ý, cái nôi nghệ thuật của cả châu Âu.
Nhìn tổng thể, tòa thành Rome by Diamond Lotus có có kết cấu chặt chẽ và vững chãi, yếu tố cơ bản nhất của đặc trưng kiến trúc Italia để cho ra đời một công trình bề thế, sang trọng. Các cột liên tường kết hợp hài hòa cùng các đường phân ngang mang đến nét khỏe khoắn, sinh động và tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Đồng thời, thiết kế hình khối đối xứng là yếu tố quan trọng tôn đỉnh tháp hình viên ngọc lục bảo trở nên nổi bật hơn, đưa tòa thành Rome vươn mình kiêu hãnh giữa khu đô thị Thủ Thiêm.
Tất cả hệ thống cột phụ, vòm oval và các gờ đá, bệ đá, hoa văn trang trí, sự kết hợp hài hòa giữa ánh sáng và đá cẩm thạch đều mang đậm đặc trưng kiến trúc cổ điển La Mã và được nhấn nhá tinh tế trong tổng thể thành Rome lịch lãm, đẳng cấp và khác biệt.
Không chỉ tham vọng đưa Rome by Diamond Lotus trở thành di sản cho hậu thế, chủ đầu tư Phuc Khang Corporation còn quyết tâm biến thành Rome thành một “resort 5 sao tại gia” với hàng loạt tiện ích đỉnh cao như hồ bơi khoáng mặn vô cực tràn bờ 1,100m2, khu vườn La Mã rộng 3,000m2 cùng tổ hợp trung tâm thương mại, nhà hàng, café, sauna & spa, phòng gym, business lounge,…
Những đường nét, mảng khối mạnh mẽ kết hợp cùng nghệ thuật thiết kế ánh sáng, cảnh quan tái hiện một đế chế Rome vương giả với cộng đồng những chủ nhân danh giá.
Ông Trần Hiếu, Phó tổng giám đốc Khối Tiếp thị & Kinh doanh DKRA Vietnam, đơn vị tiếp thị và phân phối dự án cho biết: “Bên cạnh vị trí chiến lược ở trung tâm Thủ Thiêm, tất cả khách hàng đặt mua đều đánh giá kiến trúc La Mã là giá trị cốt lõi của Rome by Diamond Lotus. Do vậy, với mức giá từ 3,9 tỷ đồng/căn, nhiều khách hàng đã đăng ký trở thành chủ nhân của thành Rome tương lai”.
“Ngoài ra, dự án còn được khách hàng săn đón bởi thời gian thanh toán được kéo dài lên đến 30 tháng, đợt 1 chỉ 10% và chỉ thanh toán tối đa không quá 50% cho đến khi nhận nhà. Đồng thời,được ngân hàng OCB hỗ trợ vay 70% giá trị căn hộ trong thời gian 20 năm”, ông Hiếu chia sẻ thêm.