Rủi ro lạm phát đang một lần nữa phủ bóng đen lên thị trường toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các dấu hiệu mới cho thấy, các nền kinh tế lớn đang chậm lại ngay cả khi giá tăng cao hơn phủ bóng đen lên một đợt phục hồi mạnh mẽ vừa qua của thị trường toàn cầu.
Rủi ro lạm phát đang một lần nữa phủ bóng đen lên thị trường toàn cầu

Cổ phiếu hồi phục nhẹ trở lại sau khi dữ liệu kinh tế Trung Quốc công bố hôm thứ Hai (16/5). Giá lúa mì cũng tăng vọt sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu, làm tăng thêm áp lực giá hàng hóa.

Tại Nhật Bản, giá sản xuất tăng với tốc độ hai con số lần đầu tiên sau hơn bốn thập kỷ. Trái phiếu Hàn Quốc giảm sau khi thống đốc ngân hàng trung ương cho biết không thể loại trừ một đợt tăng lãi suất lớn trước mắt.

Những cảnh báo về khả năng ảnh hưởng từ lạm phát nhanh hơn đã ngày càng lớn hơn. Nhà đầu tư trái phiếu kỳ cựu Mohamed El-Erian cho biết, lạm phát tăng cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế suy yếu là kịch bản cơ bản cho nền kinh tế Mỹ.

Chủ tịch cấp cao của Goldman Sachs, Lloyd Blankfein cho biết, suy thoái có “rủi ro rất, rất cao”. Các nhà phân tích tại Bank of America đã chuyển ưu tiên sang trái phiếu châu Á được đánh giá cao hơn so với trái phiếu có lợi suất cao, bởi lo ngại về những khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Charles-Henry Monchau, Giám đốc đầu tư của Banque Syz ở Geneva cho biết: “Sự gia tăng của thị trường điều chỉnh dường như cho thấy các nhà đầu tư đang bắt đầu dự đoán về một cuộc hạ cánh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Họ lo sợ rằng, các ngân hàng trung ương sẽ không chế ngự được lạm phát mà không gây ra suy thoái hoặc suy thoái kinh tế mạnh”.

Ipek Ozkardeskaya, nhà phân tích cấp cao tại Swissquote cho biết: “Cuộc nói chuyện về suy thoái trên diện rộng là chất xúc tác chính. Hoạt động trong các hợp đồng tương lai của Mỹ và châu Âu gợi ý rằng, sự phục hồi của ngày thứ Sáu (13/5) chắc chắn không khác gì một cú nảy con mèo chết”.

Justin Tang, trưởng bộ phận nghiên cứu của United First Partners cho biết: “Trong những thời điểm như thế này, tôi sẽ tránh xa các cổ phiếu tăng trưởng nhạy cảm và ưu tiên vào các cổ phiếu hàng hóa, mặt hàng chủ lực của người tiêu dùng và các công ty thường kiểm soát tư liệu sản xuất”.

Stephane Monier, Giám đốc đầu tư tại Banque Lombard Odier cho biết, dữ liệu ở Trung Quốc là “khá đáng lo ngại”. “Về đầu tư cho Trung Quốc, chúng tôi đã giảm tỷ lệ đầu tư về thu nhập cố định và quan trọng hơn, có khả năng đồng nhân dân tệ sẽ đạt mức 7 so với đồng đô la vào cuối năm”.

Các nhà phân tích của Barclays cho biết: “Những cú sốc mới đối với tăng trưởng toàn cầu đã dẫn dắt thị trường. Việc Trung Quốc đóng cửa và nguy cơ ngừng hoạt động khí đốt tự nhiên giữa châu Âu và Nga có thể khiến khoảng cách hoạt động giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới bị lệch. Những rủi ro này ngày càng trở nên dai dẳng”.

Tomo Kinoshita, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco Asset Management cho biết: “Các số liệu mới nhất từ ​​Trung Quốc yếu hơn dự kiến, cho thấy tác động của việc phong tỏa lớn hơn nhiều so với dự đoán của thị trường. Chúng tôi sẽ phải xem liệu điều này sẽ chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu nội địa của Trung Quốc hay sẽ có tác động lan tỏa sang các nước khác. Đó sẽ là trọng tâm chính của các thị trường”.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục