Rủi ro bong bóng bất động sản đang tăng nhanh trên khắp châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nguy cơ bong bóng bất động sản trên khắp châu Âu đã gia tăng khi đại dịch Covid-19 tạo ra làn sóng chi tiêu toàn cầu vào các không gian sống rộng lớn hơn được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương.
Ảnh Shutter Ảnh Shutter

Theo Chỉ số bong bóng bất động sản toàn cầu của UBS Group AG được công bố hôm thứ Tư (13/10), Frankfurt là thành phố đứng đầu danh sách các thành phố đang có rủi ro bong bóng bất động sản lớn nhất và các thành phố châu Âu chiếm sáu trong số 9 thị trường bất động sản mất cân bằng nhất thế giới. Báo cáo cho thấy, rủi ro bong bóng cũng tăng nhanh ở các thành phố Toronto, Hồng Kông và Vancouver.

Xếp hạng rủi ro bong bóng bất động sản ở các thành phố lớn

Xếp hạng rủi ro bong bóng bất động sản ở các thành phố lớn

Giá nhà tăng vọt trên khắp thế giới trong năm qua do chi phí đi vay giảm xuống đáy và người mua đặt giá cao hơn cho không gian sống và cây xanh. Hầu hết các thành phố mà UBS khảo sát đều thấy giá trị tăng lên, UBS cảnh báo, những đợt tăng này có thể đột ngột dừng lại trên hầu hết các thị trường do các chính sách cho vay bắt đầu thắt chặt trong bối cảnh các biện pháp hạn chế trong đại dịch được nới lỏng.

“Dưới góc độ trung bình, rủi ro bong bóng bất động sản đã tăng lên trong năm ngoái cũng như mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn của việc điều chỉnh giá ở nhiều thành phố được theo dõi bởi chỉ số. Khả năng chi trả kém hơn, cho vay thế chấp không bền vững và sự phân hóa ngày càng tăng giữa giá cả và tiền thuê đã từng là tiền đề của các cuộc khủng hoảng nhà ở”, báo cáo cho biết.

Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các thành phố của Mỹ đã nằm ngoài vùng nguy hiểm. Moscow và Stockholm có mức tăng rủi ro bất động sản lớn nhất, trong khi rủi ro ở các thành phố Tokyo và Sydney cũng gia tăng khi thị trường nhà ở bùng nổ.

Ở tất cả các thành phố được UBS phân tích, tốc độ tăng giá đã tăng lên 6% theo điều kiện lạm phát được điều chỉnh từ giữa năm 2020 đến giữa năm 2021, mức tăng cao nhất trong 7 năm. Khi các hộ gia đình vay ngày càng nhiều tiền hơn để theo kịp giá nhà, tốc độ tăng nợ thế chấp và tỷ lệ nợ trên thu nhập cũng tăng nhanh, đặc biệt là ở Canada, Hồng Kông (Trung Quốc) và Úc.

Trong khi đó, một yếu tố khác xuất hiện trong đại dịch là giá cả ở các khu vực ngoài đô thị đang tăng nhanh hơn so với các thành phố lớn lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1990. Điều đó làm suy yếu trường hợp giá nhà tiếp tục tăng ở các thành phố lớn khi các công ty và nhân viên cân nhắc áp dụng các phương thức làm việc linh hoạt hơn.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục