Bình Dương là địa phương sở hữu nhiều thành phố nhất cả nước. Trong đó, Tân Uyên đang từng bước trở thành hình hài một đô thị hiện đại - được kỳ vọng có bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và hạ tầng giao thông. Đặc biệt, ngày 14/4/2021, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương chính thức thống nhất chủ trương về việc xây dựng đề án thành lập TP. Tân Uyên và TP. Bến Cát, càng tạo ra sức hấp dẫn lớn với Tân Uyên.
Với định hướng phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ giai đoạn 2020 - 2025, thị xã Tân Uyên đang hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương trước năm 2025.
Theo các chuyên gia đánh giá, Tân Uyên đang hội tụ đầy đủ những yếu tố từ tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn FDI, dân số, hạ tầng… qua đó tạo đòn bẩy cho kỳ vọng bứt phá với lộ trình lên thành phố.
Cụ thể, trên địa bàn thị xã Tân Uyên hiện có 2 khu công nghiệp, 3 cụm công nghiệp, tổng diện tích khoảng 2.092 ha, tỷ lệ lắp đầy từ 90 - 100% - là nền tảng thuận lợi để hình thành các khu dân cư, khu đô thị hiện đại liền kề.
Các số liệu kinh tế cho thấy Tân Uyên đạt nhiều kết quả quan trọng, vượt kế hoạch đặt ra. Trong quý I/2021, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 5.248 tỷ đồng, tăng 10,72%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4.310 tỷ đồng, tăng 23,14% so với cùng kỳ. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người tại Tân Uyên gấp 1,56 lần so với cả nước, dân số huyện Tân Uyên khoảng 300.000.
Giai đoạn 2020 - 2025, thị xã Tân Uyên phấn đấu cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đạt tương ứng 55,2% - 44% - 0,8%, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12 - 13%/năm, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 23 - 25%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2 - 3%/ năm. Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm là 15%.
Cùng với đó, Tân Uyên đã phối hợp triển khai hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, từng bước hình thành, phát triển không gian đô thị bảo đảm kết nối các thành phố trên địa bàn.
Nổi bật nhất trong năm 2021 là tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn giai đoạn 2 kết nối từ thị xã Bến Cát đến Trung tâm hành chính Bầu Bàng với 10 làn xe, rộng 62 m đang chuẩn bị được thông xe giúp kết nối hàng loạt khu công nghiệp ở Bình Phước, huyện Bàu Bàng, thị xã Bến Cát, TP. Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An với các cảng nước sâu, sân bay Long Thành.
Mô hình tích hợp giữa khu dân cư và các khu công nghiệp, hạ tầng giao thông thuận tiện… còn giúp diện mạo đô thị Tân Uyên phát triển hài hòa và bền vững, thu hút lượng lớn người dân về an cư lạc nghiệp. Kéo theo đó là sự di chuyển của các chuyên gia, kỹ sư trong và ngoài nước đến Tân , tạo lợi thế để bất động sản khu vực này gia tăng giá trị khi giá bất động sản còn “mềm” nếu so sánh với nhiều địa phương khác trong cả nước…
Hiện mặt bằng giá bất động sản loại hình nhà phố, mặt tiền khoảng 22 triệu đồng/m2, căn hộ 17,8 triệu đồng/m2, các bất động sản trong hẻm 13,7 triệu đồng/m2…
Trong khi đó, thị trường bất động sản Thủ Đức (TP.HCM) từ khi có thông tin đề án thành lập thành phố, giá đất đã tăng ngay 30 - 50% tùy địa điểm, trước đây khoảng 30 - 60 triệu đồng/m2, thì nay phải 40 - 80 triệu đồng/m2, thậm chí có dự án lên đến 90 - 100 triệu đồng/m2.
Nhìn lại vài năm trước, Dĩ An khi sắp lên thành phố, giá nhà đất tăng rất nhanh. tháng 6/2019, giá chung cư khu vực này khoảng 30 triệu đồng/m2 (chưa VAT), đất nền cũng rất sôi động từ mức khoảng 30 triệu đồng/m2 (năm 2018) đã được đẩy lên 45 - 50 triệu đồng/m2.
Thông tin thị xã Thuận An trở thành Thành phố đã làm cho thị trường bất động sản tại đây trở nên sôi động. Vào cuối năm 2018, đất nền thị xã Thuận An rơi vào mức 25 - 35 triệu đồng/m2, thì năm 2019 vào khoảng 27 - 40 triệu đồng/m2, khu vực trung tâm thị xã Thuận An có nơi lên đến 40 - 50 triệu đồng/m2.
Với tiềm năng trên, khu vực Tân Uyên đang thu hút nhiều nhà phát triển bất động sản và cả các nhà đầu tư đầu đầu cơ hội từ “quy hoạch”, nhưng số lượng dự án được đầu tư bài bản, vận hành chuyên nghiệp còn rất ít, chủ yếu là các dự án mới ở giai đoạn đầu.
Đặc biệt, loại hình dự án biệt lập, khép kín yên tĩnh - vốn được các chuyên gia, kỹ sư, lãnh đạo các doanh nghiệp tại địa phương, người có thu nhập cao ưa thích - lại khá hiếm hoi ở thời điểm này.
Điểm danh sản phẩm này hiện nay có dự án The Standard của chủ đầu tư An Gia đang chào thị trường các căn nhà phố liên kế, nhà phố thương mại với giá khoảng 5 tỷ đồng/căn. Trong khi đó, đây là phân khúc được đánh giá còn nhiều dư địa để các chủ đầu tư hướng đến.
Giới chuyên gia nhận định, đây là dự án “có 102” khi sở hữu vị trí ưu việt: Nằm ở trung tâm của 3 thành phố hiện hữu (TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An, TP. Dĩ An), 2 thành phố tương lai (TP. Bến Cát, TP. Tân Uyên). Chỉ mất từ 10 - 30 phút di chuyển có thể dễ dàng di chuyển đến các trung tâm hành chính các thành phố, khu đô thị… bằng các trục giao thông lớn như Cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, DT 745, DT 746, QL 13….
Bên cạnh đó, dự án được quản lý vận hành bởi đối tác uy tín của Nhật Bản, đặc biệt là thiết kế kiến trúc cực kỳ tinh tế, đẹp mắt, không gian sống hoàn hảo cho người khó tính nhất. Đây là một sự lựa chọn lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư kinh nghiệm, có tầm nhìn trong thời gian tới.
Dự kiến, khi có thông tin quy hoạch chi tiết và lộ trình rõ ràng hơn, thị trường bất động sản khu vực này sẽ sôi động hơn, các chủ đầu tư mạnh dạn triển khai dự án, cũng như cả nhà đầu tư tự tin giải ngân đầu tư hơn.