Trung Quốc: Những hệ lụy từ quá trình đô thị hóa quá nhanh

(ĐTCK) Quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Trung Quốc, tuy nhiên, với tốc độ quá nhanh, nó cũng để lai nhiều hệ lụy. Đây là kết quả báo cáo của Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vừa công bố ngày hôm qua (25/3)
Quá trình đồ thị hóa quá của Trung Quốc khiến quốc gia này xuất hiện nhiều thành phố "ma" - Ảnh: internet Quá trình đồ thị hóa quá của Trung Quốc khiến quốc gia này xuất hiện nhiều thành phố "ma" - Ảnh: internet
Theo báo cáo, quá trình đô thị hóa quá nhanh của Trung Quốc đã dẫn đến những mặt tiêu cực không thể tránh khỏi như quy hoạch đất đai kém hiệu quả, làm xuất hiện tình trạng phát triển quá nhanh và các thành phố ma, đất canh tác và tài nguyên nước đang trở nên khan hiếm.

Cũng theo báo cáo, quỹ đất nông nghiệp tại Trung Quốc hiện đã xuống gần đến “giới hạn đỏ” 120 triệu héc-ta. Do vậy, muốn sử dụng đất hiệu quả hơn, đòi hỏi phải trao quyền sử hữu đất mạnh mẽ hơn cho nông dân, đền bù thỏa đáng hơn cho diện tích đất bị thu hồi.

Vì thế, theo nhóm nghiên cứu, một trong những mục tiêu hàng đầu cho quá trình đô thị hóa hiệu quả tại đây là phải ưu tiên phát triển quỹ đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, cần đề ra những giới hạn pháp lý đối với việc lấy đất nông nghiệp cho các mục đích công cộng của chính quyền địa phương.

Ngoài ra, báo cáo cũng để xuất, ở các thành phố, nên áp giá thị trường cho đất công nghiệp, như thế có thể khiến các ngành sử dụng nhiều đất chuyển sang các thành phố, thị trấn nhỏ hơn. Chính quyền đô thị cũng có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất hiện nay bằng cách thực hiện công tác quy vùng linh hoạt hơn, khoanh vùng nhỏ hơn và sử dụng cho nhiều mục đích hơn. Qua đó sẽ làm tăng mật độ và hiệu quả sử dụng đất.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục