Hiệp định RCEP sẽ kết nối ba thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN trong một thỏa thuận liên quan đến hàng hoá, dịch vụ và đầu tư...
Không hẳn tất cả niềm hy vọng đều tắt
Báo cáo kinh tế châu Á của Khối Nghiên cứu Kinh tế HSBC vừa công bố cho biết, các cuộc đàm phán cho Hiệp định RCEP đang điễn ra và vòng đàm phán thứ 15 đã kết thúc vào tháng trước.
Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand - những nước mà ASEAN đã ký kết kết hiệp định thương mại tự do.
Được xem như một hiệp định thương mại tự do đầu tiên toàn châu Á, RCEP chiếm gần một nửa dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP toàn cầu.
Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định RCEP. Việt Nam sẽ tham gia vào các thỏa thuận mới và sẽ thấy những lợi ích đáng kể đến từ việc nguồn cung ứng sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng lên.
Ông Hải nhận định, một hiệp định thương mại khác với quy mô nhỏ hơn tập trung vào châu Á có thể kể đến Hiệp định RCEP. Hiệp định này kết nối 3 nền kinh tế tiêu dùng lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á), tạo ra khu vực tự do thương mại giữa 16 nền kinh tế châu Á và đóng góp khoảng 22.400 tỷ USD GDP và 10.000 tỷ USD giá trị thương mại thế giới. Hiệp định này đặc biệt sẽ có lợi cho khối các nước Đông Nam Á, do sẽ giảm thiểu những bất cập giữa các hiệp định tự do thương mại trước đó, từ đó đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của khu vực này.
Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand
"Tôi tin rằng, Tổng thống đắc cử của nước Mỹ có trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng như việc làm cho người dân và chúng tôi tin rằng, tự do thương mại được đặt trên nền móng các nguyên tắc vững chắc sẽ mang đến sự thịnh vượng", ông Hải nói và cho biết:
"Cho dù có hay không có TPP, nước Mỹ vẫn là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát sao những động thái tiếp theo, đồng thời cần giữ vững tinh thần tiến lên phía trước để tận dụng mọi lợi thế có được từ các hiệp định thương mại đang trong vòng đàm phán. Mặt khác, cần làm song song là xây dựng một thị trường nội địa vững mạnh".
Tuy nhiên, HSBC cũng cho rằng, phạm vi của RCEP hạn chế hơn so với TPP. Cụ thể, RCEP bao gồm các điều khoản thông thường của một thỏa thuận thương mại tự do, chẳng hạn như thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Có một vài dấu hiệu cảnh báo rằng, hiệp định ký kết cuối cùng sẽ cắt giảm bớt một số điều khoản, đặc biệt là do những lo ngại của Ấn Độ về vấn đề thâm hụt thương mại đã lớn với Trung Quốc ngày càng phình to hơn và việc Nhật Bản khá miễn cưỡng cho mở cửa lĩnh vực nông nghiệp.
Thỏa thuận cuối cùng nhiều khả năng sẽ đầy đủ những miễn trừ cụ thể của từng quốc gia và nhiều biểu thuế sẽ vẫn giữ nguyên.
Một số nước tham gia TPP cũng tham gia cả RCEP
Mặc dù có những hạn chế, nhưng RCEP sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên và khuyến khích đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới.
Hiệp định này sẽ đặc biệt thuận lợi cho các nước trong khối ASEAN, vì RCEP sẽ giảm bớt sự phi lý của các hiệp định thương mại tự do FTA có sẵn trước đây và đồng thời cũng tăng cường sự hấp dẫn của khu vực như là một cơ sở sản xuất.
Hơn nữa, bằng cách kết nối 3 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN, Hiệp định RCEP đưa ra một khuôn mẫu phát triển "Nam-Nam" mới và từ đó có thể phần nào bù đắp tình hình nhập khẩu và đầu tư ảm đạm ở các nước phương Tây.
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa TPP và RCEP là việc Trung Quốc có tham gia vào RCEP (trong khi đó lại không có Mỹ, cùng với tất cả các nền kinh tế khác không thuộc châu Á). Nếu việc cắt giảm thuế quan có thể được giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cả 3 nước này đều thuộc 6 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, Hiệp định RCEP có thể đưa các nhà xuất khẩu Mỹ vào thế bất lợi nếu như TPP không được thông qua.
Báo cáo của HSBC cho biết, Nhà Trắng vừa mới công bố một nghiên cứu cho rằng, các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ bị những thành viên thuộc RCEP đánh bại. Điều này không quá khó để tưởng tượng ra.
"Cho dù có hay không có TPP, nước Mỹ vẫn là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát sao những động thái tiếp theo, đồng thời cần giữ vững tinh thần tiến lên phía trước để tận dụng mọi lợi thế có được từ các hiệp định thương mại đang trong vòng đàm phán"
- Ông Phạm Hồng Hải,Tổng giám đốc HSBC Việt Nam.
Mặc dù Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đều được kết nối trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với quy chế "Tối huệ quốc" (một quốc gia thành viên phải nhận được những lợi thế thương mại bình đẳng như nhau), có rất nhiều dòng thuế khác nhau mà cả Mỹ và Trung Quốc phải đối mặt khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Thậm chí, nếu Hiệp định RCEP đưa ra một mức cắt giảm 65% các dòng thuế - phù hợp với mức trung bình trong các FTA ASEAN+1, điều này sẽ đem lại cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc và Hàn Quốc một lợi thế rõ ràng khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP
Xét về mặt tác động phúc lợi trực tiếp của Hiệp định RCEP so với TPP, HSBC đề cập đến những báo cáo của Peter Petri - người sử dụng một mô hình cân bằng tổng thể được phát triển bởi Zhai (2008) - trong đó Peter Petri có tính tới những yếu tố ngành.
Điểm chính yếu có thể nhớ là Hiệp định RCEP sẽ đem lại một sự thúc đẩy đáng kể đến GDP toàn phần cho tất cả các quốc gia thành viên, mặc dù chưa đến mức mà Hiệp định TPP đem lại lợi ích cho một số quốc gia chú trọng thương mại của châu Á.
Kết quả cho thấy, Singapore có lợi ít nhất, bởi hiện Singapore đã ký hiệp định thương mại tự do với tất cả các quốc gia thành viên RCEP (hai bên thông qua khối ASEAN và thỏa thuận song phương trực tiếp). Những lợi ích phúc lợi thể hiện ở trên bắt nguồn từ sức ảnh hưởng mà một hiệp định thương mại rộng lớn hơn như Hiệp định RCEP sẽ có trên các chuỗi cung ứng toàn khu vực ASEAN, mà trong đó các ngành công nghiệp của Singapore đều có tham gia.
RCEP giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu và nguồn cung ứng sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc
Ngược lại với Singapore, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định RCEP. Việt Nam sẽ tham gia vào các thỏa thuận mới và sẽ thấy những lợi ích đáng kể đến từ việc nguồn cung ứng sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng lên.
Mặc dù từ Hiệp định RCEP sẽ có một sự thúc đẩy tiềm năng cho sản lượng (mà chưa phải hiệp định đã hoàn tất việc ký kết), cũng cần lưu ý rằng, Việt Nam cũng thua thiệt nhiều nhất từ việc TPP không được thông qua. Hiệp định TPP đã có thể mang giúp các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận thị trường Mỹ, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư đáng kể. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chiếm 17,9% GDP, so với mức 3,8% của Trung Quốc.
Đối với Hàn Quốc, lợi ích thì khá rõ ràng hơn. Đất nước này được xem là một "kẻ thua cuộc" có thể trong HIệp định TPP do ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản có lợi thế thuận lợi hơn khi thâm nhập vào thị trường ô tô Mỹ hơn, trong khi Hàn Quốc sẽ không được vậy.
Tuy nhiên, Hàn Quốc sẽ có khả năng được hưởng lợi từ Hiệp định RCEP bằng cách thâm nhập thêm vào thị trường ASEAN và Nhật Bản - thị trường lớn thứ hai và thứ tư của Hàn Quốc.
Rõ ràng là Hiệp định RCEP có những mặt không thuận lợi nhất định như có thể có nhiều điểm loại trừ và lộ trình dài để xóa bỏ hàng rào thuế quan. Đó là một sự phát triển đáng mừng cho khu vực với vòng đàm phán Doha trong WTO mà đang di chuyển với một tốc độ băng giá và với việc thực hiện của TPP đang gặp khó khăn như trong thời điểm hiện tại.
Theo HSBC, việc thông qua Hiệp định RCEP sẽ khuyến khích đầu tư mới các chuỗi cung ứng và đem lại một số hỗ trợ cho các hoạt động thương mại và GDP trên khắp châu Á. Dù sẽ không tác động sâu rộng và mạnh mẽ như TPP, nhưng do môi trường tăng trưởng thấp mà các nước đang đối mặt, thì các nước sẽ nắm lấy những gì có thể.