Quan chức y tế hàng đầu Trung Quốc thừa nhận vắc xin Trung Quốc 'không có tỷ lệ bảo vệ cao'

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các quan chức kiểm soát dịch bệnh hàng đầu của Trung Quốc cho biết, hiệu quả của vắc xin Trung Quốc là khá thấp và Chính phủ Trung Quốc đang xem xét kết hợp các loại vắc xin để tăng cường trong chiến dịch tiêm chủng.
Gao Fu, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) Gao Fu, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC)

Đây là một động thái hiếm hoi từ phía Trung Quốc khi đánh giá về tính hiệu quả của vắc xin sản xuất trong nước.

Gao Fu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết tại một hội nghị hôm thứ Bảy (10/4) ở thành phố Tây Nam Thành Đô rằng: "Vắc xin Trung Quốc không có tỷ lệ bảo vệ cao".

“Vấn đề liệu chúng ta có nên sử dụng các loại vắc xin khác nhau từ các dây chuyền kỹ thuật khác nhau cho quá trình tiêm chủng hay không hiện đang chính thức được xem xét”, ông Gao cho biết.

Wang Huaqing, một quan chức khác của CDC cũng cho biết: “Các vắc xin mRNA được phát triển ở Trung Quốc cũng đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng”. Tuy nhiên, ông không đưa ra mốc thời gian cụ thể để có thể sử dụng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết, việc kết hợp các loại vắc xin với nhau có thể gia tăng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu ở Anh đang nghiên cứu sự kết hợp có thể có giữa vắc xin Pfizer/BioNTech và vắc xin AstraZeneca truyền thống.

Bên cạnh mối lo ngại về tính hiệu quả của vắc xin Trung Quốc, hiện vắc xin Sinovac của Trung Quốc sản xuất đã được phân phối đến hàng chục quốc gia trên thế giới bao gồm Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Hungary, Brazil.

Các nhà nghiên cứu ở Brazil đã phát hiện ra rằng hiệu quả của vắc xin Sinovac trong việc ngăn ngừa các bệnh có triệu chứng là thấp, chỉ 50,4%, gần ngưỡng 50% mà các chuyên gia y tế nói rằng đó một loại vắc xin là hữu ích. Trong khi đó, vắc xin Pfizer/BioNTech cho hiệu quả 97%.

Các chuyên gia y tế cho biết, vắc xin Trung Quốc khó có thể được bán cho Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản do quá trình phê duyệt phức tạp.

Phát ngôn viên của Sinovac, ông Liu Peicheng đã thừa nhận, vắc xin có các mức độ hiệu quả khác nhau nhưng ông nói rằng, điều đó có thể là do độ tuổi của những người tham gia nghiên cứu, chủng virus và một số yếu tố khác.

Đến thời điểm hiện tại, Bắc Kinh vẫn chưa chấp thuận bất kỳ loại vắc xin nước ngoài nào được sử dụng ở Trung Quốc.

Ông Gao cũng không đưa ra chi tiết về những thay đổi có thể xảy ra trong chiến lược nhưng trích dẫn vắc xin mRNA là một khả năng đang được xem xét.

“Mọi người nên xem xét những lợi ích mà vắc xin mRNA có thể mang lại cho nhân loại. Chúng ta phải theo dõi nó một cách cẩn thận và không bỏ qua nó chỉ vì chúng ta đã có một số loại vắc xin”, ông nói.

Theo ông Gao, tính đến ngày 2/4, khoảng 34 triệu người ở Trung Quốc đã tiêm cả hai liều vắc xin bắt buộc và khoảng 65 triệu người đã tiêm một liều.

Ông Liu cũng cho biết, các nghiên cứu cho thấy vắc xin có khả năng bảo vệ “có thể tốt hơn” nếu thời gian giữa các lần tiêm chủng dài hơn 14 ngày, nhưng không đưa ra dấu hiệu nào để làm tiêu chuẩn thực hiện.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục