Đây là một sự điều chỉnh giảm so với kết quả sơ bộ là 91,25% được công bố vào tháng 12/2020.
“Tỷ lệ hiệu quả cuối cùng dựa trên 41 trường hợp bị lây nhiễm và 32 trường hợp trong số được dùng giả dược”, Murat Akova, người đứng đầu thử nghiệm giai đoạn III được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Kết quả cuối cùng ở Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên 10.216 người tham gia, trong đó 6.648 người trong số họ đã nhận vắc xin như một phần của nghiên cứu Giai đoạn III bắt đầu vào giữa tháng 9.
Trong đó nam giới chiếm 58% số người tham gia, tất cả đều ở độ tuổi từ 18 đến 59. Hai liều vắc xin được phân phối cách nhau 14 ngày, so với 28 ngày trong đợt triển khai trên toàn quốc.
Akova cho biết, tỷ lệ này dựa trên những người tham gia thử nghiệm có ít nhất một triệu chứng của Covid-19 cùng với xét nghiệm dương tính ít nhất 14 ngày sau khi tiêm vắc xin liều thứ 2.
Ông nói thêm rằng, vắc xin này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhập viện và bệnh nặng trong 100% các trường hợp.
"Bởi vì không có tác dụng phụ quan trọng nào trong thử nghiệm chứ đừng nói đến thực tế là loại vắc xin này đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta mà không có tác dụng phụ nào được báo cáo, chúng tôi có thể thoải mái nói rằng vắc xin này an toàn", Serhat Unal, thành viên của Hội đồng Khoa học cố vấn của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố kết quả sơ bộ với 29 ca lây nhiễm vào tháng 12/2020, đạt tỷ lệ hiệu quả 91,25%. Các thử nghiệm trên toàn thế giới về vắc xin của Sinovac hay được gọi là CoronaVac, đã cho thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ hiệu quả. Điều này dẫn đến một số chỉ trích về tính hiệu quả thực sự của vắc xin.
Ngay sau khi công bố kết quả sơ bộ, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin CoronaVac.
Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng 9,32 triệu liều CoronaVac trên khắp đất nước trong một chiến dịch tiêm chủng bắt đầu vào giữa tháng 1/2021. Cho đến nay, hơn 2 triệu người nước này đã được tiêm hai liều vắc xin CoronaVac.