Theo đó, Broadcom hôm thứ Hai (26/2) đã đưa ra một lời đề nghị khác để thâu tóm Qualcomm với trị giá 117 tỷ USD, con số này còn thấp hơn con số 120 tỷ USD mà Qualcomm từng chê không tiếc lời trong lời đề nghị trước đó của Broadcom.
Tuy nhiên, thương vụ này đang trở nên nóng hơn, khi tới ngày 6/3 tới đây, cổ đông của Qualcomm sẽ bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị mới với 11 người, trong đó cổ đông lớn Broadcom đã đưa danh sách ứng cử 6 người của mình trong đó.
Nếu có đủ quá bán số ghế HĐQT, Qualcomm sẽ gặp rắc rối lớn khi gần như sẽ phải chấp nhận con số 117 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với “gợi ý mới” của Chủ tịch Qualcomm, ônh Paul Jacobs là 160 tỷ USD để đồng ý “bán mình” cho Broadcom.
Qualcomm là một công ty bán dẫn toàn cầu của Mỹ chuyên thiết kế và bán các sản phẩm và dịch vụ viễn thông không dây, sản phẩm nổi bật nhất của của Công ty này chính là vi xử lý Snapdragon - “trái tim” của nhiều thiết bị di động hiện nay như Smartphone, kính thực tế ảo…
Broadcom cũng là một công ty được thành lập tại Mỹ, sản xuất và kinh doanh bán dẫn chuyên sản xuất chip và linh kiện máy tính hỗ trợ smartphone, laptop, trung tâm dữ liệu, máy chơi game console…
Broadcom được coi là “đối thủ lớn nhất" của Qualcomm, theo dữ liệu do tờ Fortune cung cấp, doanh thu năm 2016 của Qualcomm đạt mức 23,55 tỷ USD, so với 18 tỷ USD của Broadcom.
Cổ phiếu của Qualcomm chốt phiên đêm qua tăng mạnh 5,8% lên 66,98 USD/cổ phiếu, nhưng mức giá này vẫn thấp hơn con số 79 USD/cổ phiếu trong lời đề nghị mới nhất của Broadcom (tương đường 117 tỷ USD).
Nếu như thương vụ này được hoàn tất với cái giá 160 tỷ USD, nó sẽ trở thành thương vụ thâu tóm có giá trị kỷ lục trong lịch sử ngành công nghệ.
Những thương vụ thâu tóm đình đám nhất trong giới công nghệ từ trước tới nay.
Không chỉ vậy, đây sẽ còn là thương vụ M&A có giá trị lớn thứ 3 trong lịch sử thế giới. Khi trước đó, AOL đã từng mua lại Time Warner với giá 162 tỷ USD và Vodafone mua lại Mannesmann với giá 180 tỷ USD.