PVX: Hoa khôi không vương miện

(ĐTCK) Dù không phải là cổ phiếu tăng mạnh nhất, nhưng PVX chính là cổ phiếu đáng chú ý nhất trong tuần giao dịch vừa qua.

Mặc dù bị loại hoàn toàn khỏi quỹ VNM ETF, nhưng nhà đầu tư trong nước hấp thụ khá mạnh, giúp PVX không những giữ giá mà còn tăng trần 4 phiên liên tiếp với khối lượng giao dịch khủng. Trong tuần qua, giá cổ phiếu PVX tăng từ 2.600 đồng/CP (ngày 20/12) lên 3.000 đồng/CP (ngày 27/12), với mức biến động 15,38%.

Nếu so với mức giá đỉnh 8.300 đồng/CP vào tháng 2/2013 thì thời điểm này, nhà đầu tư PVX vẫn mất gần 64% giá trị. Tuy nhiên, giao dịch tuần qua chủ yếu là do nhà đầu cơ đẩy giá để kiếm lời. Bởi thông tin liên quan đến PVX hiện tại chưa có điểm sáng nào. Tính đến cuối quý III/2013, PVX lỗ ròng gần 1.400 tỷ đồng và cổ phiếu này đang có nguy cơ bị hủy niêm yết sau khi công bố báo cáo kiểm toán năm 2013 do lỗ 3 năm liên tiếp.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE trong tuần 23-27/12

Giá ngày 23/12

Giá ngày 27/12

Biến động (%)

GTA

11,000

8,300

32,53

CLC

30,000

25,800

16,28

SJS

18,500

16,000

15,625

SEC

14,200

12,300

15,45

PDR

17,200

15,000

14,67

SFI

32,000

28,000

14,29

AGF

20,000

17,900

11,73

D2D

20,800

18,700

11,23

UIC

13,100

11,800

11,02

PXI

4,600

4,200

9,52

Đến phiên cuối tuần qua ngày 27/12, dòng tiền đầu cơ vào PVX đã có dấu hiệu suy yếu khiến cổ phiếu quay đầu giảm sàn. Chốt phiên, PVX đứng ở mức giá 3.000 đồng/CP và đã chuyển nhượng hơn 10,31 triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu biến động mạnh nhất tuần qua không phải ai khác ngoài SHN. Cổ phiếu này đã sắp cán đích kỷ lục là cổ phiếu tăng trần trong 1 tháng ròng. Và trong phiên đầu tuần tới, nếu tiếp tục xu hướng này, CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội sẽ phải có công bố thứ hai về việc giải trình tăng trần trong 10 phiên liên tiếp.

Cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HOSE trong tuần 23-27/12

Giá ngày 23/12

Giá ngày 27/12

Biến động (%)

HAR

8.400

9.900

-15,15

FLC

9.400

11.000

-14,55

BGM

3.800

4.300

-11,63

BIC

13.000

14.600

-10,96

SAV

13.000

14.500

-10,34

ASP

7.200

8.000

-10

ASM

6.600

7.300

-9,59

FCM

9.900

10.900

-9,17

VST

3.200

3.500

-8,57

DIG

12.500

13.500

-7,41

Được biết, SHN chính thức chào sàn HNX vào tháng 12/2009 với mức giá tham chiếu 21.000 đồng/CP. Sau khi niêm yết, SHN đã liên tiếp tăng giá và có thời điểm đạt đỉnh 74.000 đồng/CP. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh thua lỗ, SHN đã rớt thảm và có thời điểm xuống 600 đồng/CP.

Đến tháng 12/2013, giá cổ phiếu SHN lấy lại đà tăng mạnh. Với 19 phiên tăng trần liên tiếp, giá cổ phiếu đã được đẩy từ 800 đồng/CP (phiên 3/12) lên 3.900 đồng/CP (phiên 27/12), tăng trưởng 387,5%. Riêng trong tuần qua, SHN đã tăng từ 2.600 đồngCP (ngày 23/12) lên 3.900 đồng/CP (ngày 27/12), biến động 50%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HNX trong tuần 23-27/12

Giá ngày 23/12

Giá ngày 27/12

Biến động (%)

SHN

2.600

3.900

50

GGG

1.600

2.200

37,5

PSG

1.500

2.000

33,33

TXM

5.300

7.000

32,08

DLR

6.000

7.800

30

VXB

8.800

11.000

25

SMT

10.500

13.000

23,81

API

9.500

11.500

21,05

TTC

9.500

11.500

21,05

IDV

17.500

21.100

20,57

Trong tình trạng kinh doanh thua lỗ bết bát, nợ chồng nợ, nhưng giá cổ phiếu tăng nóng khiến phần lớn nhà đầu tư đều tin cổ phiếu SHN đang được làm giá.

Bên cạnh đó, dòng tiền đầu cơ đang có xu hướng chốt lời và rút khỏi nhóm cổ phiếu bất động sản tăng nóng thời gian qua như HAR hay FLC. Trong đó, HAR giảm mạnh nhất trên sàn HOSE với mức biến động 15,15%, giảm từ 9.900 đồng/CP (ngày 23/12) xuống còn 8.400 đồng/CP (ngày 27/12) còn FLC giảm từ 11.000 đồng/CP xuống còn 9.400 đồng/CP, biến động gần 15%.

FLC đáng chú ý hơn bởi đây là cổ phiếu có mức tăng trưởng khá tốt trong những tuần gần đây, cùng với dòng tiền đầu cơ tạo sóng tốt giúp cổ phiếu này luôn duy trì mức cao.

Cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HNX trong tuần 23-27/12

Giá ngày 23/12

Giá ngày 27/12

Biến động (%)

SDT

19.300

14.500

-24,87

DNY

8.700

6.600

-24,14

S12

5.700

4.400

-22,81

SDG

24.300

19.100

-21,4

CX8

4.400

3.700

18,92

CTX

8.000

6.600

-17,5

NST

8.400

700

-16, 67

Sang tuần 23-27/12, để giữ được phong độ, FLC liên tiếp bơm ra khá nhiều thông tin tốt. Cụ thể, ông Doãn Văn Phương, Tổng giám đốc FLC cho biết, kết thúc năm tài chính 2013, lợi nhuận trước thuế của Công ty ước đạt trên 110 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2012. Bên cạnh đó là thông tin BIDV sẽ tài trợ vốn cho 2 dự án của FLC và BIDV sẽ giải ngân cho khách hàng của Công ty vay để mua nhà.

Tuy nhiên, con đường đẩy giá cổ phiếu FLC lên mức sổ sách khá chông gai. Tuần qua, FLC chỉ duy nhất 1 phiên tăng trần, còn lại đều giảm giá, trong đó phiên đầu tuần và cuối tuần chạm sàn.

Áp lực chốt lời FLC trong tuần qua khá lớn nhưng dòng tiền đầu cơ hấp thụ vẫn tốt khiến thanh khoản cổ phiếu này luôn duy trì ở mức cao. Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên qua lên đến hơn 7,6 triệu cổ phiếu.

Thanh Thúy
Thanh Thúy

Tin cùng chuyên mục