Theo đó, trong quý IV/2021, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 377,24 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 10,55 tỷ đồng, lần lượt tăng 91,9% và giảm 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 6,2% về chỉ còn 3,2%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 0,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 0,1 tỷ đồng lên 12,25 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng thêm 2,15 tỷ đồng lên 3,7 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 139,6%, tương ứng tăng thêm 10,79 tỷ đồng lên 18,5 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 130,9%, tương ứng tăng thêm 7,79 tỷ đồng lên 13,74 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh chính (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý IV/2021, công ty ghi nhận âm 9,93 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 2,91 tỷ đồng.
Như vậy, trong kỳ công ty có lãi chủ yếu do ghi nhận lợi nhuận khác.
Công ty cho biết, thép là mặt hàng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kỳ, tuy nhiên giá thép giảm sâu nên mặc dù doanh thu thuần trên báo cáo tài chính riêng quý IV/2021 tăng cũng không làm tăng lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế.
Luỹ kế trong năm 2021, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 840,03 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 54,96 tỷ đồng, lần lượt tăng 33,8% và 9% so với thực hiện trong năm 2020.
Năm 2021, PVM đặt mục tiêu mang về doanh thu 1.005 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, Công ty chỉ hoàn thành 83,6% kế hoạch doanh thu và hoàn thành 109,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
Xét về dòng tiền, trong năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm 113,6 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 14,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 148,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 35,1 tỷ đồng.
Tính tới 31/12/2021, tổng tài sản của PVM tăng 15,3% so với đầu năm lên 814,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 239,7 tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 196,7 tỷ đồng, chiếm 24,1% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 184,9 tỷ đồng, chiếm 22,7% tổng tài sản.
Trong năm, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 219,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 164,7 tỷ đồng lên 239,7 tỷ đồng và đây chính là nguyên nhân dẫn tới dòng tiền kinh doanh chính âm trong năm tài chính.
Phải thu của khách hàng PVM tính tới 31/12/2021. |
Đáng chú ý, trong năm công ty xuất hiện nhiều khoản phải thu của các công ty mới như 49,1 tỷ đồng CTCP Stavian Hoá chất; 32,8 tỷ đồng CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội; 33,7 tỷ đồng CTCP Xuất nhập khẩu Nam Bình Phát; 23,9 tỷ đồng Công ty TNHH MV Thuận Phát Hải Dương …
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/2, cổ phiếu PVM tăng 600 đồng lên 20.600 đồng/cổ phiếu.