Phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi

(ĐTCK) Xin hỏi phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giưa tổ chức tín dụng và khách hàng? Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán là gì?
Phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi

Trả lời:

- Theo Thông tư số 14/2017/TT-NHNN:

a) Yếu tố tính lãi:

(i) Thời hạn tính lãi: Được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

(ii) Số dư thực tế: Là số dư đầu ngày tính lãi của số dư tiền gửi, số dư nợ gốc trong hạn, số dư nợ gốc quá hạn, số dư lãi chậm trả thực tế mà bên nhận tiền gửi, bên nhận cấp tín dụng còn phải trả cho bên gửi tiền, bên cấp tín dụng được sử dụng để tính lãi theo thỏa thuận và quy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng.

(iii) Số ngày duy trì số dư thực tế: Là số ngày mà số dư thực tế đầu mỗi ngày không thay đổi.

(iv) Lãi suất tính lãi: Được tính theo tỷ lệ %/năm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

b) Công thức tính lãi:

Số tiền lãi của từng kỳ tính lãi được xác định như sau:

- Số tiền lãi của một ngày được tính toán như sau:

Số tiền lãi ngày =

Số dư thực tếxLãi suất tính lãi

365

Số tiền lãi của kỳ tính lãi bằng (=) tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.

- Đối với các khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời gian duy trì số dư thực tế nhiều hơn một (01) ngày trong kỳ tính lãi, được sử dụng công thức rút gọn sau để tính lãi:

Số tiền lãi =

∑ ( Số dư thực tếxsố ngày duy trì sốdư thực tếxLãi suất tính lãi)

365

- Theo khoản 6 Điều 27 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:

“Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm”.

Ngân hàng Nhà nước

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục