Phó thủ tướng Vương Đình Huệ: Xây dựng đặc khu, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh vẫn là 2 đầu tàu

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, dù có hay không có đặc khu kinh tế thì Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì vẫn là 2 đầu tàu và động lực của cả nước cũng như 7 vùng kinh tế trọng điểm.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, dù có hay không có đặc khu này thì Hà Nội và TPHCM  vẫn là 2 đầu tàu động lực của cả nước. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, dù có hay không có đặc khu này thì Hà Nội và TPHCM vẫn là 2 đầu tàu động lực của cả nước.

Chiều 6/6/ sau 2 giờ đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu quốc hội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã trả lời nhiều vấn đề quan tâm của các đại biểu, liên quan đến đặc khu, quản lý tiền ảo, chỉ số giá tiêu dùng  …

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đặt câu hỏi, nếu triển khai thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì kinh tế - xã hội của các địa phương đó sẽ phát triển đến mức nào, đóng góp to lớn như thế nào cho nền kinh tế Việt Nam.

Phó thủ tướng cho rằng, trên thế giới thì việc ra đời và thành lập các đặc khu để tạo ra các nơi thử nghiệm các thể chế và tạo ra cực tăng trưởng.

Đấy là nguyên tắc chung, dự luật này thì hiện Quốc hội đang thảo luận, chúng ta tính toán một cách tổng thể lợi ích cả về kinh tế, thu hút đầu tư, quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh ... Quốc hội đang có thảo luận về dự án luật này.

Đại biểu có hỏi rằng khi có các đặc khu này thì các vùng khác sẽ như thế nào? Phó thủ tướng khẳng định, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là 2 đầu tàu và động lực của cả nước.

Dù có hay không có đặc khu này thì Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là 2 đầu tàu động lực, 7 vùng kinh tế trọng điểm của chúng ta vẫn phải tiếp tục tập trung cơ chế, chính sách để phát huy thế mạnh của các vùng này để làm lan tỏa đến các địa phương và các vùng khác.

“Tôi nghĩ việc ra đời các đặc khu này không ảnh hưởng, tác động gì đến quan điểm cũng như phát triển của chúng ta, các nguồn lực của trung ương cũng như địa phương để tập trung cho 2 đầu tàu và 7 khu kinh tế trọng điểm này”, Phó thủ tướng nêu quan điểm.

Về tiêu chí chọn cán bộ cho đặc khu, Phó thủ tướng cho rằng, đã nói đặc khu thì cái gì cũng phải đặc biệt, tính chất đặc biệt, nhiệm vụ đặc biệt chắc cán bộ cũng phải đặc biệt.

"Vừa rồi trong dự thảo Luật Đặc khu đã quy định lựa chọn người đứng đầu là chủ tịch đặc khu rất quan trọng, do đó có quy trình rất chặt chẽ, theo hướng chủ tịch tỉnh giới thiệu, Bộ Nội vụ thẩm định, Hội đồng nhân dân bầu, Thủ tướng phê chuẩn, chúng tôi nghĩ sẽ chọn được người có cả đức và tài để chèo lái 3 đặc khu này".

Liên quan đến lo ngại của một số đại biểu về duy trì chỉ số CPI trong ngưỡng 4% và giải pháp hữu hiệu gì để kiểm soát chỉ số giá, Phó thủ tướng cho biết, tháng 5 CPI tăng 0,55% đây là mức tăng cao nhất của tháng 5 trong 6 năm liên tiếp và khẳng định có 2 nguyên nhân chính;

Đó là giá dầu thế giới thành phẩm thị trường Singapore có lúc lên đến 88 USD/1 thùng tức là tăng 25 đến 30%; Giá thịt lợn hơi từ trước khoảng 40.000 đến 50.000 xuống đến 20.000, giờ tăng trở lại theo mức như cũ.

Như vậy, riêng nhóm thịt lợn hơi và thực phẩm đã làm cho CPI tăng lên khoảng 0,25% và chúng ta phải điều chỉnh giá xăng dầu theo giá thế giới 2 lần thì tác động tổng số là 0,16%. Riêng 2 nhóm này bằng 0,45% rồi.

Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo sử dụng quỹ bình ổn giá để điều tiết bớt phần xăng dầu này. Giá xăng dầu thế giới tăng bình quân khoảng 25% nhưng giá xăng trong nước mới điều chỉnh khoảng 9,3%, chúng ta sử dụng triệt để công cụ bình ổn.

Phó thủ tướng cũng làm rõ thêm vấn đề quản lý tiền ảo liên quan đến bitcoin. Khi có thông tin liên quan đến việc một số nhà đầu tư mua máy về đào bitcoin và hai là xảy ra một số vụ việc rất phức tạp;

Sử dụng các thẻ cào để thanh toán trên mạng qua những vụ đánh bạc hoặc vụ kinh doanh đa cấp thanh toán trên mạng Bộ Công an đã khởi tố,

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xây dựng một đề án và giao cho Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để xây dựng khung khổ để quản lý tiền ảo nói chung và Ngân hàng nhà nước đã lập tức ra một văn bản là không công nhận bitcoin và các loại tiền ảo khác là đồng tiền sử dụng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, tình trạng nhập máy để đào Bitcoin hiện nay tương đối sôi động. Theo số liệu Bộ Tài chính vừa báo cáo, từ năm ngoái đến năm nay đã nhập đến 15.600 bộ máy để đào Bitcoin, trong đó về TP.HCM khoảng 9.000, về Hà Nội khoảng 6.000, còn lại là Đà Nẵng.

Phó thủ tướng thừa nhận, hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu, Bộ Tài chính đề xuất, xem xét thêm về cơ sở pháp lý.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục