Trong phiên sáng hôm qua, lực cầu tốt tại nhóm cổ phiếu lớn giúp VN-Index khởi đầu khá tốt khi leo lên gần n1.025 điểm. Tuy nhiên, một số mã lớn sau đó chịu áp lực bán mạnh đã khiến VN-Index hạ nhiệt.
Ngay khi bước vào phiên chiều, lực cung đã được đẩy mạnh, khiến VN-Index lùi xuống dưới tham chiếu trước khi được kéo trở lại.
Trong đợt khớp lệnh ATC, nhờ sự vững chắc của nhóm ngân hàng, cùng VIC, GAS, VRE, nên VN-Index đã thoát khỏi phiên giảm điểm.
Theo SHS thì mẫu hình doji cũng phần nào thể hiện sự giằng co và khá cân sức giữa bên cung và bên cầu. Ngưỡng kháng cự 1.025 điểm (MA200) vẫn tỏ ra rất mạnh trong việc kích thích lực cung giá cao trong phiên khiến thị trường quay đầu ngay tại đây.
Theo đó, VN-Index có thể cần thêm thời gian tích lũy quanh ngưỡng tâm lý 1.020 điểm trước khi tăng đến những mức cao mới.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 4/10, VN-Index rung lắc mạnh khi vọt lên sát 1.025 điểm, nhưng cũng ngay lập tức bị đẩy xuống sát tham chiếu trước khi một lần nữa lên trên ngưỡng 1.024 điểm và tiếp diễn giằng co sau hơn 1 giờ giao dịch.
Thị trường đang chịu ảnh hưởng khá lớn từ đà giảm của các ông lớn VIC, VNM, VJC, trong khi nhóm cổ phiếu dầu khí và ngân hàng đang làm lực đỡ.
Đặc biệt là một số mã cổ phiếu ngân hàng đang cho thấy sự vượt trội như TCB, MBB, TPB đang tăng khá tốt.
Cùng với đó, nhóm dầu khí có sự trở lại khá mạnh mẽ của PVD, khi đã + hơn 3,5%, khớp lệnh chỉ sau các bluechip đang dẫn đầu HOSE như MBB, HPG, STB.
Tương tự trên HNX và UpCoM, nhóm cổ phiếu dầu khí đang hút dòng tiền và đồng loạt đi lên như PVS, PVB, PVC, BSR, OIL…
Thị trường tiếp diễn rung lắc và giằng co cho đến hết phiên sáng nay, tuy nhiên điểm tích cực là thanh khoản tăng khá mạnh và dòng tiền lan tỏa khá tốt đến các nhóm cổ phiếu, trong đó điểm sáng nhất là MBB.
Chốt phiên sáng nay, sàn HOSE có 155 mã tăng và 111 mã giảm, VN-Index tăng 3,13 điểm (+0,31%), lên 1.023,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 113,39 triệu đơn vị, giá trị 2.742,94 tỷ đồng, tăng gần 25% về khối lượng và 35% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 3,36 triệu đơn vị, giá trị 148 tỷ đồng.
Như đã nêu trên, nhóm cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là MBB đã hút khá mạnh dòng tiền và là lực đỡ cho thị trường.
Theo đó, MBB tăng 3,7% lên 23.950 đồng, khớp lệnh cao nhất HOSE với hơn 16,4 triệu đơn vị. Bên cạnh đó thì TCB cũng tăng khá +2,6% lên 30.100 đồng; TPB +2,7% lên 27.000 đồng.
Các mã khác trong nhóm hầu hết cũng tăng, nhưng với biên độ thấp hơn, như VCB +1% lên 63.600 đồng; BID +0,1% lên 36.700 đồng; CTG +1,1% lên 27.800 đồng; VPB +1% lên 26.350 đồng, nhưng HDB -0,4% xuống 39.300 đồng; EIB -0,3% xuống 14.850 đồng và STB đứng tham chiếu.
Khớp lệnh STB có hơn 6,48 triệu đơn vị; CTG có 2,66 triệu đơn vị, TCB khớp 2,47 triệu đơn vị; VPB có 2,3 triệu đơn vị, VCB và HDB có hơn 1,3 triệu đơn vị; BID có 1,1 triệu đơn vị…
Đi cùng nhóm ngân hàng là dầu khí, mặc dù nhóm này không hút người mua mạnh, với GAS +1,1% lên 124.000 đồng; PLX +0,4% lên 71.000 đồng. Riêng PVD vẫn khiến giới đầu tư quan tâm khi +4% lên 21.850 đồng, khớp lệnh hơn 2,75 triệu đơn vị.
Trong khi đó thì VIC, VNM, VJC tiếp diễn đóng vai trò là lực cản thị trường, khi VIC -1,3% xuống 100.900 đồng; VNM -0,5% xuống 136.200 đồng; VJC -0,9% xuống 143.500 đồng.
Các bluechip khác giao dịch không có quá nhiều điểm đáng chú ý khi đều chỉ tăng/giảm nhẹ như VHM +0,7%; SAB +0,1%; MSN +0,3%; VRE +0,6%; MWG +0,9%; PNJ +1%...và HPG -0,1%; BVH -0,5%; NVL -0,15%; ROS -0,5%...
Trên bảng điện tử, một số mã cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đáng kể như GEX +2,3% lên 29.100 đồng, khớp 3,57 triệu đơn vị; KBC +1,9% lên 13.250 đồng, khớp 2,35 triệu đơn vị, cùng sắc xanh từ FLC, AMS, SCR, IDI, DRH, ITA, TDH, AAA, OGC, HQC, DXG…khớp lệnh từ khoảng 1 triệu đến 2,5 triệu đơn vị.
Ngược lại thì SJF giảm sàn xuống 19.100 đồng, khớp 1,64 triệu đơn vị; TGG cũng giảm sàn xuống 12.400 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị, cùng sắc đỏ tại DLG, GTN, QCG, TNI, HAI…
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index diễn biến tích cực hơn, khi liên tục đi lên trong suốt thời gian giao dịch, mặc dù có áp lực rung lắc.
Hầu hết các mã thanh khoản tốt đều tăng, trong đó PVS +1,7% lên 24.600 đồng; PVB +1,7% lên 24.000 đồng; ACB +1,5% lên 34.000 đồng; SHS +1,2% lên 16.200 đồng; NVB +2,2% lên 9.300 đồng; VCG +1,6% lên 19.300 đồng; CEO +1,5% lên 13.800 đồng; ART +2,3% lên 9.000 đồng; TNG +4,7% lên 17.800 đồng; VCS +2,2% lên 101.000 đồng…
Đáng tiếc là SHB, VGC, VC3, PVI đứng giá tham chiếu và MBS -0,5% xuống 19.000 đồng; HUT -1,7% xuống 5.900 đồng…
Khớp lệnh cao nhất là SHB với hơn 4,7 triệu đơn vị; PVS có 4,7 triệu đơn vị. Nhóm TNG, VCG, NVB, ACB có từ 1 triệu đến 1,8 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 56 mã tăng và 53 mã giảm, HNX-Index tăng 0,98 điểm (+0,85%), lên 116,28 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 25,88 triệu đơn vị, giá trị 417,85 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 350.000 đơn vị, giá trị 2,88 tỷ đồng.
Trên UpCoM, UpCoM-Index cũng tăng từ sớm và giằng co khá mạnh tương tự VN-Index, nhưng nhờ gần như tất cả các mã lớn tăng điểm đã giúp chỉ số được nâng đỡ trong suốt thời gian giao dịch.
Theo đó, BSR +1,5%; OIL +2,9%; LPB +1%; HVN +0,8%; VEA +3,8%; VGT +2,3%; QNS +2%; DVN +1,7%; MPC +2,2%...
Trong khi chỉ có VIB -0,3%; VGI -2,9% cùng POW và ACV đứng giá tham chiếu.
HFT phiên sáng nay thanh khoản đột biến với gần nửa triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 6,3% lên 46.900 đồng. Trước đó, từ khi giao dịch trên UpCoM từ 18/1/2018, cổ phiếu này đa số trắng thanh khoản, lác đác vài phiên có vài nghìn đơn vị khớp lệnh.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,34%), lên 54,59 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,97 triệu đơn vị, giá trị 214,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,57 triệu đơn vị, giá trị 75,5 tỷ đồng.