Thị trường vừa khép lại tháng 5 với tâm trạng không mấy tích cực khi bên cạnh dòng tiền tham gia khá yếu bởi tâm lý nhà đầu tư thận trọng đứng ngoài, các chỉ số chung cũng có những phiên giảm khá mạnh.
Mặc dù có thời điểm, chỉ số VN-Index được kéo lên sát mốc 1.000 điểm nhưng do lực cầu khá yếu trong khi áp lực chốt lời thường trực khiến thị trường nhanh chóng quay đầu mỗi nhịp tăng kéo dài khoảng 4-5 phiên giao dịch. Tính chung trong cả tháng 5, chỉ số VN-Index để mất gần 20 điểm, tương ứng giảm hơn 2%; còn HNX giảm hơn 3 điểm, tương ứng giảm 2,9%.
Một trong những tác nhân chính khiến thị trường giao dịch thiếu khởi sắc chính là ảnh hưởng của cuộc chiến trương mại Mỹ Trung đang ngày càng gay cấn hơn. Theo một số chuyên gia, đầu tháng 6, ảnh hưởng của cuộc chiến này vẫn sẽ lớn và rủi ro VN-Index giảm điểm vẫn còn cao.
Theo ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán, có thể thị trường sẽ tiếp tục hứng chịu thêm những thông tin bất lợi đến từ Mỹ hay Trung Quốc do tác động của việc áp thuế lẫn nhau. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng VN-Index giảm mạnh hay không là phụ thuộc nhiều vào nhóm cổ phiếu lớn.
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần mới 3/6, trong khi dòng tiền vẫn tham gia khá hạn chế thì áp lực bán giá thấp tiếp tục dâng cao khiến thị trường mở cửa trong sắc đỏ.
Đà giảm ngày càng sâu hơn khi lực xả ồ ạt được tung ra khiến thị trường chìm trong biển đỏ. Sau hơn 90 phút giao dịch, trên sàn HOSE đã có tới 200 mã giảm, gấp hơn 4 lần số mã tăng (chỉ 47 mã), trong đó nhóm VN40 chỉ còn 2 mã là SAB và NVL nhích nhẹ, còn lại đều giảm đáng kể, đã khiến VN-Index lao mạnh, giảm tới hơn 10 điểm và tiếp tục thủng mốc 950 điểm.
Tương tự, diễn biến trên sàn HNX và thị trường UPCoM cũng không khấm khá hơn khi áp lực bán vẫn diễn ra trên diện rộng khiến các chỉ số đều mở cửa trong sắc đỏ.
Ngay sau khi thủng mốc 950 điểm, lực cầu được kích hoạt đã giúp thị trường bật ngược đi lên. Tuy nhiên, dòng tiền chưa đủ mạnh trước áp lực bán khá lớn khiến thị trường chưa thể hồi phục, chỉ số VN-Index chỉ dành lại được ngưỡng kháng cự trên.
Chốt phiên sáng, sắc đỏ vẫn bao phủ sàn HOSE với 200 mã giảm và chỉ 66 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 7,89 điểm (-0,82%) xuống 951,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 97 triệu đơn vị, giá trị 2.115,51 tỷ đồng, cùng tăng hơn 48% cả về lượng và giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước.
Giao dịch thỏa thuận có đóng góp khá tích cực với khối lượng 26,98 triệu đơn vị, giá trị 579,84 tỷ đồng, trong đó ROS thỏa thuận 7,87 triệu đơn vị, giá trị 250,11 tỷ đồng; SBT thỏa thuận 8 triệu đơn vị, giá trị 144 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE ngoài SAB khởi sắc và tiếp tục nới rộng biên độ với mức tăng hơn 1,12% lên 270.000 đồng/CP, còn có MSN đảo chiều thành công khi nhích nhẹ 0,12% lên 85.900 đồng/CP, còn lại vẫn giao dịch dưới mệnh giá. Đáng kể là cặp đôi VHM và GAS, với mức giảm tương ứng 1,7% xuống 80.600 đồng/CP, và giảm 2,3% xuống 101.900 đồng/CP.
Ngoài GAS, các cổ phiếu khác trong nhóm dầu khí tiếp tục có phiên giao dịch thiếu tích cực như PLX giảm 2,4% xuống 61.600 đồng/CP, PVD giảm 2,9% xuống 18.150 đồng/CP, PXS giảm 2,7% xuống 4.720 đồng/CP, PVT giảm 2,1% xuống 16.450 đồng/CP…
Bên cạnh đó, đồng loạt các mã trong nhóm ngân hàng cũng đều giao dịch trong sắc đỏ dù đà giảm không quá sâu; hay HVN giảm 3,6% xuống 41.900 đồng/CP, VRE giảm 1,3% xuống 34.350 đồng/CP, ROS giảm 1,5% xuống 29.500 đồng/CP, HPG giảm 1,1% xuống 31.750 đồng…, góp phần gia tăng gánh nặng khiến thị trường chưa thể khởi sắc.
Cổ phiếu HPG dẫn đầu thanh khoản với khối lượng khớp lệnh đạt 6,14 triệu đơn vị; Tiếp theo đó, ROS khớp 5,12 triệu đơn vị, PVD khớp 3,63 triệu đơn vị, AAA khớp 2,62 triệu đơn vị, FLC khớp 2,44 triệu đơn vị….
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, đáng chú ý là PTL, đây là phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu này. Chốt phiên, PTL tăng 6,8% lên 3.470 đồng/CP và dư mua trần 109.330 đơn vị.
Tương tự, sàn HNX cũng thu hẹp đà giảm chút ít.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,54 điểm (-0,52%) xuống 103,81 điểm với 26 mã tăng và 65 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 18,73 triệu đơn vị, giá trị 197,33 tỷ đồng, tăng hơn 44% về lượng và 26,18% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,53 triệu đơn vị, giá trị 37,98 tỷ đồng, trong đó SHB thỏa thuận hơn 4,4 triệu đơn vị, giá trị 30,93 tỷ đồng.
Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất chỉ có duy nhất SHB tăng nhẹ 1,43% lên 7.100 đồng/CP và 2 mã là DL1 và NVB đứng giá tham chiếu, còn lại đều mất điểm.
Đáng chú ý là các mã họ P cũng tạo sức ép lớn cho thị trường như PVS giảm 3,1% xuống 21.900 đồng/CP, PVI giảm 0,5% xuống 37.200 đồng/CP, PVB giảm 2,1% xuống 18.400 đồng/CP, PVC giảm 1,4% xuống 6.900 đồng/CP, PLC giảm 1,8% xuống 16.300 đồng/CP…
Trên sàn HNX chỉ có 4 mã có khối lượng khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị gồm SHB khớp hơn 3,4 triệu đơn vị, PVS khớp 2,86 triệu đơn vị, PVX khớp 2,67 triệu đơn vị và KLF khớp 1,27 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc tím không còn lan rộng mà chỉ còn lác đác điểm xuyết 1 vài mã như DST, SD5, VE4 và TJC.
Trên UPCoM, diễn biến không có nhiều biến động, sắc đỏ được kéo dài đến hết phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,3 điểm (-0,55%) xuống 54,83 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 3,98 triệu đơn vị, giá trị 70,66 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận chỉ đạt hơn nửa triệu đơn vị, giá trị hơn 15 tỷ đồng.
Hầu hết các mã lớn đều giao dịch dưới mệnh giá như BSR giảm 3,7% xuống 13.100 đồng/CP, GVR giảm 4,2% xuống 11.500 đồng/CP, MSR giảm 2,9% xuống 20.000 đồng/CP, ACV giảm 0,5% xuống 80.700 đồng/CP…
Trong đó, BSR tiếp tục dẫn đầu thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt 928.100 đơn vị, bỏ xa VHG đứng ở vị trí thứ 2 chỉ đạt 365.300 đơn vị. Tuy nhiên, sau phiên đầu tiên đăng ký giao dịch khá khởi sắc, cổ phiếu VHG đã trở lại nằm sàn trong phiên sáng nay khi giảm 12,5% và chốt phiên tại mức giá 1.400 đồng/CP.