Mặc dù thị trường có sự cú hồi phục vào cuối phiên, song dư âm tích cực lại không nhiều. Áp lực bán ở nhóm cổ phiếu bluechips tuy không mạnh, nhưng vẫn trên diện rộng, còn thanh khoản vẫn khá tiêu cực.
Tình trạng này tiếp tục ảnh hưởng sang phiên giao dịch sáng nay nay khi nhóm bluechips vẫn giao dịch yếu, trong khi thanh khoản thì không cải thiện. Vì vậy, VN-Index chỉ lình xình quanh tham chiếu, sắc đỏ chiếm thế chủ đạo.
Trong các bluechips, chỉ VIC, KDC, CII là tăng điểm, hay đứng tham chiếu như MSN, BVH, SSI, VCB, còn lại đều giảm điểm.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng không khả quan hơn là mấy. Giao dịch chỉ tập trung ở một vài mã đầu cơ như FLC, HAG, ITA, DLG và VHG.
Đáng chú ý, mặc dù có kết quả kinh doanh không khả quan, cặp đôi HAG-HNG lại bất ngờ đi ngược thị trường khi cùng tăng điểm. HAG đang tăng 2,2% và khớp 1,29 triệu đơn vị.
FLC đang chịu áp lực chốt lời sau 3 phiên tăng liên tiếp với mức tăng 16,4% sau thông tin ông Trình Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC đăng ký mua hơn 50 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, nhờ lực cầu vẫn duy trì tốt, mức giảm của FLC không qua lớn và thanh khoản vẫn ở mức tốt. Chốt phiên, FLC được khớp 18 triệu đơn vị, dẫn đầu toàn thị trường, giảm 1,1% về 6.940 đồng/CP.
Tương tự, trên sàn HNX, nhóm bluechips tăng chỉ có DBC, BCC…, còn lại là đứng giá hoặc giảm điểm nhẹ. Thanh khoản trên sàn HNX cũng rất yếu, toàn sàn chỉ duy nhất NHP là khớp trên 1 triệu đơn vị, song đang giảm sàn.
Trong thời gian còn lại của phiên, sự tích cực của dòng tiền đầu cơ phần nào giúp tâm lý thận trọng được cởi bỏ. Ngoài ra, với sự khởi sắc của ROS, đã giúp VN-Index tạm thời có được sắc xanh.
Ngoài ROS, sự phục hồi của một số mã lớn khác cũng giúp VN-Index đảo chiều thành công, như MWG tăng 0,7%, VNM tăng 0,3%, GAS tăng 0,2%, trong khi VIC tăng 0,6%.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 2/11, với 86 mã tăng và 121 mã giảm, VN-Index tăng 0,55 điểm (+0,08%) lên 677,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 72,99 triệu đơn vị, giá trị 1.259,93 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với 11,3 triệu đơn vị, giá trị 335,94 tỷ đồng, đáng chú ý là các thỏa thuận của 3,974 triệu cổ phiếu VIC, giá trị 168,9 tỷ đồng; 4,273 triệu cổ phiếu PGI, giá trị gần 89 tỷ đồng và 1,258 triệu cổ phiếu NLG, giá trị 27,87 tỷ đồng.
Trên HNX, cũng đã có một số mã bluechisps hồi phục, song đó vẫn là chưa đủ để giúp chỉ số có được sắc xanh khi sức cầu vẫn quá yếu.
Với 44 mã tăng và 71 mã giảm, HNX-Index giảm 0,44 điểm (-0,53%) về 81,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,72 triệu đơn vị, giá trị 151,68 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chỉ hơn 6 tỷ đồng.
HPG và SBT là 2 bleuchips có thanh khoản tốt khi cùng khớp trên 1 triệu đơn vị, nhưng cũng như đa phần các mã trong nhóm VN30 vẫn chưa thể tăng điểm.
Ngoài ra, thanh khoản cao vẫn tập chung chính vào nhóm đầu cơ với ITA, VHG, HQC, HAG, DLG, trong đó ITA khớp 5,2 triệu đơn vị, VHG khớp 3,4 triệu đơn vị. HAG và HNG vẫn duy trì sắc xanh.
Trên sàn HNX, có thêm SHB cùng với NHP là 2 mã khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị, song SHB cũng chỉ dừng ở mức tham chiếu 5.400 đồng/CP. LAS, VC3 và SCR đã tăng trở lại, góp phần giúp HNX-Index hãm đà rơi.