Diễn biến trong phiên hôm qua (19/12) khá tương đồng so với phiên trước đó, khi VN-Index giảm điểm và thủng ngưỡng 920 điểm do lực bán mạnh tại nhóm ngân hàng và nhóm dầu khí.
Thậm chí, VN-Index ngay lập tức bị đẩy xuống dưới ngưỡng 915 điểm khi cùng nhiều mã ngân hàng khác giảm mạnh.
Tuy nhiên, về cuối phiên, lực cầu bắt đáy nhập cuộc nhiều cổ phiếu hồi phục, hoặc hãm đà giảm, giúp VN-Index trở lại sát ngưỡng 920 điểm.
Thông tin được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm là việc Fed đã quyết định tăng lãi suất lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018 với mức tăng một phần tư điểm phần trăm lên 2,25-2,50%/năm sau cuộc họp trong 2 ngày qua.
Nhưng điều làm giới đầu tư lo sợ là Fed cho biết, sẽ giảm lượng nắm giữ trái phiếu 50 tỷ USD/tháng, điều này càng gây áp lực lên lãi suất.
Kết quả là phố Wall đêm qua sau phiên hồi nhẹ trước đó, các chỉ số đã lao dốc trở lại với Dow Jones giảm gần 1,5%; S&P 500 giảm 1,54% và Nasdaq Composite mất hơn 2,1%.
Bên cạnh đó, các thị trường châu Á khác mở cửa sáng nay 20/12 cũng phản ứng tương tự, khi đồng loạt chìm trong sắc đỏ từ Nikkei 255, Hang Seng-Index, KOSPI Index, Shanghai Composite Index…
Tại thị trường trong nước, VN-Index lao nhanh về mức 915 điểm ngay khi mở lệnh giao dịch, nhưng rất nhanh sau đó, chỉ số hồi trở lại và bật nhẹ lên trên vùng tham chiếu và rung lắc nhẹ sau hơn 1 giờ giao dịch.
Giao dịch thận trọng vẫn diễn ra, nhưng tương đối nhàm chán, khi gần như các mã vốn hóa lớn, bluechip đều chỉ đang tăng giảm với biên độ thấp với thanh khoản không cao. Trừ phần nào đó là BID và BVH đang tăng khá + hơn 2,5%.
2 mã lớn HPG và CTG giảm sâu phiên hôm qua cũng đã hồi dần, nhưng mức tăng cũng khiêm tốn điểm đáng kể là 2 mã này đang có thanh khoản tốt nhất HOSE với trên dưới 2 triệu đơn vị khớp lệnh.
Sau nửa đầu phiên giằng co nhẹ quanh tham chiếu, nhưng phần lớn chỉ số VN-Index hiện diện ở vùng xanh thì đến những phút cuối phiên, lực bán thắng thế đôi chút, khiến chỉ số chìm xuống sắc đỏ khi tạm nghỉ giờ trưa.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 100 mã tăng và 148 mã giảm, VN-Index giảm 2,06 điểm (-0,22%), xuống 917,18 điểm. Tổng khối lượng giao địch đạt hơn 69,4 triệu đơn vị, giá trị 1.582,51 tỷ đồng, giảm gần 30% về khối lượng và hơn 31% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 15,88 triệu đơn vị, giá trị 495 tỷ đồng.
Thanh khoản suy yếu, dòng tiền thận trọng khiến đa số các cổ phiếu chỉ biến động nhẹ không đáng kể như VIC -0,1%; VNM -0,7%; TCB -0,6%; VRE -1%; VJC -0,6%, HPG -0,5%...ngược lại thì GAS +0,2%; PLX +0,18%. Đứng tham chiếu là VHM, VCB và MSN.
Một số cổ phiếu tăng giảm hơn 1% là SAB -1,2% xuống 246.900 đồng; CTG -1,2% xuống 20.150 đồng. Trong khi đó, BID và BVH là 2 mã tăng tốt từ sớm, nhưng về cuối phiên cũng bị chặn lại. BID chỉ còn +1,5% lên 33.800 đồng; BVH +2,2% lên 93.000 đồng.
Các bluechip nhích nhẹ có NVL +0,3% lên 63.700 đồng; FPT +0,1% lên 42.150 đồng; PNJ +0,2% lên 94.400 đồng và sắc xanh nhạt tại CTD, GMD, SBT, HSG, BMP…còn lại giảm điểm với ROS -2,7% xuống 35.500 đồng là mã giảm sâu nhất.
Khớp lệnh cao nhất là HPG với hơn 3,24 triệu đơn vị; CTG có 2,66 triệu đơn vị; STB có 2,2 triệu đơn vị; MBB có 1,9 triệu đơn vị; ROS có 1,8 triệu đơn vị…
Nhóm cổ phiếu thị trường, vốn hóa nhỏ và vừa phân hóa với mức tăng điểm tại OGC, LHM, PDR, NTL, SJF, DXG, IDI, TTF, TNI, HHS…khớp lệnh có từ 0,3 triệu đến 1,5 triệu đơn vị.
Trong số này, LHM tăng kịch trần +6,9% lên 10.850 đồng với thanh khoản khớp lệnh tăng mạnh, mặc dù cũng chỉ có gần 700.000 đơn vị. Đây là phiên tăng thứ 2 liên tiếp của mã này sau 8 phiên đứng tham chiếu liên tiếp trước đó.
Khá nhiều mã đứng tham chiếu trên bảng điện tử có thanh khoản khá dễ dàng nhận ra là KBC, SCR, AAA, PVS, SHI, FTM, ASM, CII, HBC, VNG…
Một vài cổ phiếu đáng chú ý khác trên bảng điện tử là GMC +3,7%; VHC +2,4%; TMS +4,9%; SKG +3,8%...hay như GEX -3,2%; MSH -2,9%; DHC -3,4%...
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chớm đỏ khi mở cửa, sau đó phục hồi trở lại và giao dịch cũng giằng co, nhưng càng về cuối phiên, lực mua càng đuối, trong khi áp lực bán có đôi chút gia tăng đã kéo chỉ số về sát tham chiếu.
Sự giằng co đã khiến khá nhiều mã chỉ có thể đứng ở mức giá tham chiếu là VCG, SHB, CEO, ACB, VGC, HUT, PVB…
Điểm đáng chú ý là PVS về cuối phiên +0,5% lên 18.600 đồng, mặc dù đã có thời điểm lên mức giá trần.
Còn lại lác đác tăng điểm như PVI +1,6% lên 32.500 đồng; TNG +0,6% lên 17.900 đồng; VC3 +1,8% lên 22.100 đồng…
Mất điểm có NVB -2,2% xuống 91.000 đồng; VCS -0,3% xuống 74.300 đồng; MBS -0,7% xuống 14.300 đồng; SHS -0,8% xuống 13.300 đồng…
Khớp lệnh cao nhất sàn là VCG với hơn 2,5 triệu đơn vị; PVS có 1,5 triệu đơn vị; NVB và SHB có hơn 0,9 triệu đơn vị; VGC, ACB, CEO có trên dưới nửa triệu đơn vị…
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 38 mã tăng và 41 mã giảm, HNX-Index tăng 0,05 điểm (+0,05%), lên 104,21 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 11,83 triệu đơn vị, giá trị 186,22 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,42 triệu đơn vị, giá trị 31,5 tỷ đồng.
Trên UpCoM, diễn biến tương tự VN-Index, khi chỉ số UpCoM-Index mở cửa trong sắc đỏ, và sau đó dần hồi phục, giao dịch giằng co quanh tham chiếu trước khi gặp phải lực bán dứt khoán về cuối phiên và tạm nghỉ trong sắc đỏ.
Đa số các mã lớn và thanh khoản tốt đứng tham chiếu như BSR, VEA, LPB, OIL, DVN, VGT, QNS, ACV…
Không có nhiều mã tăng với POW +0,7%; MIG +3,8%; VTP +0,9%; MCH +0,2%; VIB +0,6%...trong khi HVN -0,3%; MPC -1,2%; MSR -0,5%; VGI -0,7%...
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,29%), xuống 52,54 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,68 triệu đơn vị, giá trị 69,21 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 410.000 đơn vị, giá trị 7,56 tỷ đồng.