Trong phiên hôm qua, thị trường áp sát ngưỡng cản 1.000 điểm khá nhanh sau khi mở cửa, nhưng lực cung ở vùng giá cao khá mạnh nên VN-Index bị đẩy xuống tham chiếu.
Dù lực cầu duy trì khá tốt trong toàn bộ thời gian giao dịch, nhưng lực cung vẫn mạnh khiến VN-Index lình xình quan tham chiếu, nhưng đóng cửa vẫn giữ được mốc 995 điểm.
Theo BVSC nhận định thì xu hướng trong ngắn hạn nhìn chung sẽ chịu ảnh hướng đáng kể từ thông điệp của FED. Trong kịch bản tích cực, FED giảm lãi suất kèm theo thông điệp về việc quay lại chính sách nới lỏng thì dự báo sẽ có diễn biến tích cực với kỳ vọng bứt phá qua vùng kháng cự mạnh 1.000-1.005 điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 19/9, trái với các nhận định, thị trường ít có phản hứng đối với thông tin Fed cắt giảm 0,25% lãi suất. Giao dịch vẫn tương đối thận trọng, với độ rộ thị trường vẫn nghiêng về các mã đỏ.
Điều tương tự cũng diễn ra trong rổ VN30, tuy nhiên biên độ tăng/giảm của các bluechip lại không quá lớn. Chỉ số VN-Index theo đó,đang rung lắc nhẹ quanh tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch.
Điểm tích cực là các mã cổ phiếu thanh khoản tốt trên HOSE phần lớn đều tăng điểm như CTG, ASM, SCR, DCM, DXG, HBC, IDI, MBB, VPB…chỉ một số chịu áp lực là ROS, HPG, HQC, HPX, SSI…cùng các cổ phiếu quen thuộc giảm sàn từ sớm thời gian gần đây nhưu HSL, TLD, FTM…
Tân binh trên HOSE là GEG của CTCP Điện Gia Lai với 350 triệu cổ phiếu chào sàn, giá tham chiếu 27.490 đồng/cổ phiếu đã vọt gần 9% ngay khi mở cửa, nhưng cũng khá nhanh sau đó đã hạ nhiệt và chỉ còn nhích nhẹ hơn 1%.
Sau nửa đầu phiên giằng co, lực bán lan rộng đến nhóm bluechip trong rổ VN30, khiến nhiều mã đảo chiều giảm, mặc dù biên độ giảm không cao, nhưng cũng đủ để đẩy VN-Index giảm xuống gần 990 điểm khi kết phiên, với thanh khoản sụt mạnh.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 105 mã tăng và 163 mã giảm, VN-Index giảm 3,31 điểm (-0,33%), xuống 991,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 84,86 triệu đơn vị, giá trị 1.665,6 tỷ đồng, giảm 17% về khối lượng và hơn 22% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 19,3 triệu đơn vị, giá trị 469 tỷ đồng.
Áp lực bán khiến các cổ phiếu bất động sản trong rổ VN30 đa số giảm như VIC -0,2% xuống 122.000 đồng; VHM -1,7% xuống 88.900 đồng; NVL -1,6% xuống 62.500 đồng; ROS -2,2% xuống 26.300 đồng.
Cùng với các sắc đỏ tại nhiều mã khác gây thêm áp lực là VNM -0,8% xuống 88.900 đồng; GAS -0,8% xuống 103.200 đồng; SAB -0,7% xuống 263.500 đồng; MSN -0,7% xuống 80.300 đồng; PLX -0,5% xuống 61.000 đồng; HPG -0,9% xuống 22.800 đồng…
Các mã tăng đáng kể chỉ còn CTG +1,7% lên 21.150 đồng, và sắc xanh nhạt tại VCB, MWG, FPT, VJC, VPB, TCB, HDB…
Thanh khoản cũng là điểm sáng của CTG, khi cao nhất nhóm và tốt nhất HOSE với hơn 3,62 triệu đơn vị khớp lệnh. ROS có 2,5 triệu đơn vị, HPG có 2,04 triệu đơn vị. Các cổ phiếu tài chính SSI, VPB, STB, MBB có từ 1 triệu đến 1,8 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cặp đôi ASM và IDI đồng loạt tăng mạnh và thanh khoản cao, sau khi cả 2 công bố kế hoạch trả cổ tức vào hôm qua. Kết phiên ASM +6,3% lên 7.120 đồng, khớp hơn 3,34 triệu đơn vị; IDI +6,8% lên 7.220 đồng, khớp hơn 1,3 triệu đơn vị.
Ngược lại, nhóm HSL, TLD, FTM, TGG giảm sâu, trong đó, ngoài, TGG và TLD ngấp nghé mức giá sàn thì HSL và FTM vẫn ở mức giá thấp nhất. Trong đó, FTM có thêm hơn 190.000 cổ phiếu được sang tay, nhưng vẫn dư bán sàn hơn 6,1 triệu đơn vị.
Tân binh GEG hạ nhiệt nhanh chóng, kết phiên chỉ còn +1,7% lên 27.950 đồng, khớp hơn 378.000 đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến tích cực hơn, sau nửa đầu phiên gần như chỉ đang ngang quanh tham chiếu, chỉ số HNX-Index đã bật khá mạnh sau đó với sự khởi sắc của ACB cùng các cổ phiếu lớn khác.
Cụ thể, ACB +2,2% lên 22.900 đồng; VCS +3% lên 95.000 đồng; SHB +1,6% lên 6.400 đồng; DGC +2,6% lên 27.700 đồng; NVB +1,3% lên 7.600 đồng…
Mặc dù tăng, nhưng sự phân hóa trên HNX cũng khá cao. Ngoài các mã tăng kể trên thì nhóm giảm cũng khá nhiều như PVS -0,5% xuống 20.300 đồng; VCG -0,4% xuống 26.500 đồng; MBS -0,7% xuống 14.900 đồng…và các mã nhỏ hơn như HUT, TNG, MST, NDN, VCR, AMV…
Bên cạnh đó, không thiếu những cổ phiếu giằng co mạnh và kết phiên tại tham chiếu như CEO, ART, SHS, PVI, VC3, TVC…
Khớp lệnh 2 cổ phiếu ngân hàng tốt nhất sàn. ACB có 2,33 triệu đơn vị; SHB có 1,33 triệu đơn vị. Tiếp theo là PVS với 1,02 triệu đơn vị. PVX, MBS, HUT, CEO có từ 0,4 triệu đến 0,75 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 39 mã tăng và 57 mã giảm, HNX-Index tăng 1,03 điểm (+1,01%), lên 103,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,2 triệu đơn vị, giá trị 177,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,59 triệu đơn vị, giá trị 23,3 tỷ đồng.
Trên UpCoM, sắc xanh của chỉ số UpCoM-Index chỉ giữ được ở nửa đầu phiên, và nửa sau ở dưới tham chiếu.
Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất và chiếm gần một nửa thanh khoản khớp lệnh là BSR với 1,42 triệu đơn vị, giảm 1% xuống 10.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài BSR, thì GVR, HTM, VIB, MSR, NTC, VGT, OIL, SSN cũng mất điểm, gây sức ép đến chỉ số.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,32%), xuống 56,23 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,19 triệu đơn vị, giá trị 62,75 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,9 triệu đơn vị, giá trị 45 tỷ đồng.