Sau khi VN-Index vọt qua ngưỡng tâm lý 1.200 điểm, áp lực chốt lời dần xuất hiện và trở nên rõ rệt hơn trong phiên hôm qua, khi mà đồng loạt các nhóm ngành tăng mạnh gần đây như ngân hàng (trừ VCB, BID và HDB tăng), chứng khoán, bất động sản đều gần như chìm trong sắc đỏ.
Tuy nhiên, điểm tích cực là mỗi khi sau mỗi nhịp giảm mạnh, lực cầu đỡ giá hoạt động mạnh mẽ để VN-Index không giảm sâu. Nhờ đó mà thanh khoản thị trường gia tăng.
Theo FPTS, các bluechip đang luân phiên giữ nhịp cho xu hướng ngắn hạn nhưng sự thiếu vắng cổ phiếu thực sự có khả năng dẫn dắt xu hướng là nguyên nhân khiến tâm lý thận trọng vẫn chi phối tại các vùng giá cao trong phiên.
Tuy nhiên, với các luận điểm kỹ thuật nêu trên, chúng tôi vẫn nghiêng về kịch bản VN-Index đang thực hiện “pullback” nhằm củng cố ngưỡng hỗ trợ và sẽ sớm tiếp diễn chiều giá lên.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay (11/4), VN-Index xanh trở lại, tuy nhiên chỉ số cũng ngay lập tức giằng co rất mạnh, áp lực chốt lời vẫn tiếp diễn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, khi chỉ còn BID và HDB có sắc xanh nhạt, còn lại đều chìm trong sắc đỏ. Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán phân hóa khi SSI, HCM, CTS giảm giá, còn VND, APG, CTS, FTS tăng điểm.
Nhóm cổ phiếu bất động sản - xây dựng và cả thị trường trông cậy vào VIC, nhưng chỉ đà tăng nhẹ của VIC, cùng GAS và SAB không đủ sức gánh thị trường. VN-Index theo đó quay đầu giảm điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Các mã thanh khoản cao nhất thị trường hầu hết đang giảm điểm và nhiều trong số đó là các bluechip, trong khi số mã tăng phần lớn là các mã nhỏ và vừa như SCR, VHG, HAG, OGC, FIT… Điểm sáng hiếm hoi là HPG, HBC, VIC.
Một lần nữa, diễn biến xanh trong nửa đầu tiên và lao thẳng xuống tham chiếu sau đó của VN-Index lặp lại như phiên sáng hôm qua, chỉ có điều cú lao này mạnh hơn rất nhiều.
Trên bảng điện tử có tới gần 200 mã giảm, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là VIC cũng bị chốt lời, giảm điểm đã khiến cho đà giảm càng mạnh, tâm lý nhà đầu tư trở nên thiếu ổn định, mặc dù tình trạng bán tháo ồ ạt không diễn ra mạnh, các cổ phiếu thanh khoản cao giảm điểm không lớn, nhưng diễn ra ở tất cả các nhóm ngành, sự tự tin giảm xuống đáng kể.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 76 mã tăng và 199 mã giảm, VN-Index giảm 8,2 điểm (-0,68%), xuống 1.189,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 135,77 triệu đơn vị, giá trị 4.165,72 tỷ đồng, giảm hơn 14% về khối lượng và 17% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 6,6 triệu đơn vị, giá trị 209,4 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chỉ còn GAS, SAB và BID tăng nhẹ, còn lại đều mất điểm.
Cụ thể, VIC đảo chiều, giảm 0,1% xuống 130.900 đồng, khớp 1,4 triệu đơn vị; VNM giảm 0,3% xuống 196.500 đồng; MSN giảm 2,1% xuống 102.800 đồng; VRE giảm 1,5% xuống 52.200 đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng lớn như VCB giảm 1,6% xuống 73.300 đồng, khớp 1,56 triệu đơn vị, CTG giảm 1,3% xuống 36.800 đồng, khớp 4,3 triệu đơn vị; VPB giảm 1,3% xuống 67.400 đồng, khớp 1,8 triệu đơn vị.
Nhóm tăng điểm nhẹ có GAS +0,4% lên 130.000 đồng; SAB tăng ,13% lên 232.900 đồng; BID tăng 0,2% lên 45.600 đồng, khớp 1 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên HOSE sáng nay ngoài BID nêu tên tăng thì còn lại đều giảm điểm. Trong đó, STB giảm 1,9% xuống 15.900 đồng, khớp 7,6 triệu đơn vị; MBB giảm 1,9% xuống 35.850 đồng, khớp 5,47 triệu đơn vị; HDB giảm 1,4% xuống 49.900 đồng, khớp 3,63 triệu đơn vị; EIB giảm 0,3% xuống 14.650 đồng.
Nhóm VN30 cũng hơn một nửa là các mã giảm, trong đó ROS và VJC đáng nhắc đến nhất, khi cả 2 đều có thời điểm bị kéo xuống mức giá sàn, nhưng đã hồi dần, tuy nhiên chốt phiên ROS mất 6,6% xuống 107.600 đồng thì VJC chỉ còn giảm 0,7% xuống 215.500 đồng.
Các mã giảm khác có thanh khoản khá ngoài STB, MBB, CTG thì còn có SSI, mất 1,6% xuống 42.800 đồng, khớp 4 triệu đơn vị; SBT giảm 1,4% xuống 17.500 đồng, khớp 1,93 triệu đơn vị; NVL giảm 0,8% xuống 71.900 đồng, khớp 1,92 triệu đơn vị; FPT giảm 0,2% xuống 64.300 đồng, khớp 1,82 triệu đơn vị.
Ngược lại, HPG tuy có sắc xanh và có hơn 4,5 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng cũng chỉ tăng 0,3% lên 61.000 đồng; CTD tăng 2,5% lên 160.000 đồng; DHG tăng 0,9% lên 112.000 đồng; MWG tăng 0,6% lên 101.600 đồng; BVH tăng 0,6% lên 108.500 đồng, ngoài ra còn có NT2, BMP, KDC, nhưng mức tăng cũng khiêm tốn.
Nhóm cổ phiếu bất động sản phiên sáng nay với trụ VIC suy giảm thì cũng đã đồng loạt chìm trong sắc đỏ, duy nhất có NLG tăng được 0,1% lên 41.050 đồng, nhưng cũng chỉ có hơn 220.000 đơn vị khớp lệnh.
Trong khi đó, những mã còn lại, bao gồm nhiều mã nhỏ, cổ phiếu thị trường giảm điểm như SCR, FLC, KBC, DXG, HQC, PDR, QCG, DIG, HAR, LDG, KDH, HDC... Trong đó SCR thanh khoản lớn nhất và cũng cao nhất sàn HOSE với hơn 11,4 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến cũng tương tự trên HOSE, chỉ số HNX-Index cũng chỉ giữ được màu xanh trong nửa đầu phiên, sau đó đã lao xuống tham chiếu, nhóm cổ phiếu giảm điểm lấn át, nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng kể chỉ còn ở PVS và VCS.
Cụ thể, PVS tăng 1,9% lên 21.000 đồng, khớp 2,94 triệu đơn vị; VCS tăng 1,7% lên 122.000 đồng, nhưng chỉ có 101.400 đơn vị khớp lệnh.
Ngược lại, SHB, ACB, MBS, SHS, VGC, VCG, CEO, HUT giảm điểm. Trong đó, SHB có hơn 10 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm nhẹ 0,7% xuống 13.600 đồng/cổ phiếu; ACB giảm 1,6% xuống 49.700 đồng/cổ phiếu, khớp 3,2 triệu đơn vị.
Giảm điểm mạnh nhất là 2 cổ phiếu Công ty chứng khoàn là MBS và SHS.
Trong khi SHS giảm 3% xuống 22.300 đồng, khớp 1,9 triệu đơn vị thì MBS lại giảm tới 9,1% xuống 20.000 đồng, khớp gần 3 triệu đơn vị.
Có lẽ thông tin MBS dự kiến phát hành phát hành 200 tỷ đồng đồng trái phiếu không chuyển đổi đợt 2/2018 đã ảnh hưởng đến cổ phiếu này.
VCG và VGC cũng giảm lần lượt 2,6% và 3,7%, xuống 22.300 đồng và 23.500 đồng, khớp hơn 1,1 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 43 mã tăng và 92 mã giảm, HNX-Index giảm 1,54 điểm (-1,13%), xuống 135,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 37,33 triệu đơn vị, giá trị 687,06 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng và tăng hơn 8% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 595.000 đơn vị, giá trị 16,9 tỷ đồng.
Trên sàn UpCoM, diễn biến còn xấu hơn trên HOSE và HNX, khi chỉ số chỉ chớm xanh nhẹ khi mở cửa, sau đó xuống tham chiếu, và chốt phiên trong sắc đỏ với hầu hết các mã thanh khoản cao đều giảm điểm như LPB, POW, HVN, BSR, DVN, QNS, OIL, thanh khoản tốt nhất thuộc về LPB với hơn 3,85 triệu đơn vị; POW đứng ngay sau nhưng chỉ có gần 700.000 đơn vị được khớp...
Tăng điểm chỉ còn có VIB và ACV là đáng kể, nhưng thanh khoản thấp, VIB có hơn 238.000 đơn vị, ACV chỉ có 30.400 đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,5 điểm (-0,83%), xuống 59,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8,68 triệu đơn vị, giá trị 175,56 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.