Phiên giao dịch sáng 3/2: Cổ phiếu dầu khí tiếp tục dìm thị trường

(ĐTCK) Thông tin bất lợi của giá dầu thế giới tiếp tục khiến nhóm cổ phiếu bị bán mạnh, kéo thị trường chìm trong sắc đỏ.
Phiên giao dịch sáng 3/2: Cổ phiếu dầu khí tiếp tục dìm thị trường

Chỉ trong 2 phiên đầu tuần, giá dầu thế giới đã mất tới 11%. Điều này ảnh hưởng lớn đến nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước khi nhóm cổ phiếu này đồng loạt giảm điểm mạnh, cộng thêm tâm lý nghỉ lễ nên thị trường không khỏi đuối sức.

Tình trạng trên tiếp tục được duy trì trong phiên giao dịch sáng nay. Ngay từ khi mở cửa, thị trường đã giảm điểm mạnh khi nhóm cổ phiếu đồng loạt giảm sâu. Thị trường trượt dốc, song vì dòng tiền đã đừng ngoài thị trường nên thanh khoản vẫn yếu.

Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 5,34 điểm (-1%) xuống 531,11 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 4,4 triệu đơn vị, giá trị 45 tỷ đồng.

Áp lực xả mạnh khiến tất cả các mã dầu khí lớn trên 2 sàn đều giảm mạnh. GAS và PVD cùng giảm 1.100 đồng, PVS giảm 700 đồng, PVC giảm 800 đồng, PVB giảm 1.500 đồng…

Từ đó, nhiều mã large cap khác cũng chịu chung sức ép. BVH, VIC, BID, CTG, VCB, cũng suy giảm mạnh. Nhóm large cap trên HNX thì có mức độ giảm điểm nhẹ hơn so. Trong số các mã lớn, chỉ có MSN, FTP và NTP là 2 mã đang đi ngược thị trường. NTP tăng tối thiểu, còn FPT và MSN tăng mạnh 400 đồng và 1.500 đồng.

Tâm lý nghỉ ngơi khi kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán đã cận kề khiến sức cầu thị trường yếu ớt. Giao dịch chỉ diễn ra ở một số mã đầu cơ như FLC, HAG, HVG, ITA, VHG, SCR và tất cả đều giảm điểm. Trong đó, FLC và SCR là 2 mã đang dẫn đầu thanh khoản trên mỗi sàn khi cùng khớp hơn 2 triệu đơn vị.

Dần về cuối phiên, lượng cung giá thấp đã được hạn chế, nhất là tại nhóm cổ phiếu lớn. Tuy nhiên, do sức cầu yếu nên các chỉ số chỉ thu hẹp được đà giảm mà chưa thể vượt qua được mốc tham chiếu, thanh khoản vì vậy cũng chưa thể cải thiện.

Kết thúc phiên sáng, với 115 mã giảm và 62 mã tăng, VN-Index giảm 1,99 điểm (-0,37%) xuống 534,46 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 1,42 điểm (-0,37%) xuống 534,46 điểm với 18 mã giảm và 6 mã tăng.

Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 47,5 triệu đơn vị, giá trị 626,44 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,1 triệu đơn vị, giá trị 74,53 tỷ đồng. Đáng chú ý có thỏa thuận của 4,3 triệu cổ phiếu HQC, giá trị 23,65 tỷ đồng; gần 1,4 triệu cổ phiếu HNG, giá trị 17,96 tỷ đồng; 1,6 triệu cổ phiếu ITA, giá trị 8,23 tỷ đồng…

Tương tự, với 93 mã giảm và 43 mã tăng, HNX-Index giảm 0,53 điểm (-0,7%) xuống 75,32 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 1,12 điểm (-0,84%) xuống 132,96 điểm với 15 mã giảm và 2 mã tăng.
Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 14,4 triệu đơn vị, giá trị gần 139 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chỉ hơn 4 tỷ đồng.

Cầu giá thấp được tiết giảm giúp một số mã lớn như VNM, BID, KDC, DPM tăng nhẹ tối thiểu trở lại, còn SSI, CTG, HSG, PLC, CEO, PVG, LAS… về mốc tham chiếu, cùng với MSN, FPT, NTP… vẫn giữ được sắc xanh, nên đà giảm của 2 chỉ số được thu hẹp.

Bên cạnh đó, tác nhân chính dìm thị trường là nhóm cổ phiếu dầu khí cũng hãm bớt đà giảm, nhưng các mã như GAS, PVD, PVT, PVS, PVB, PVC vẫn giảm từ 400-1.100 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu đầu cơ, ghi nhận sức bật mạnh của SCR khi mã này quay đầu tăng 200 đồng lên 9.300 đồng/CP và khớp được hơn 3,9 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HNX và là mã duy nhất trên sàn này có thanh khoản vượt 1 triệu đơn vị. Trong khi các mã khác đa phần vẫn giảm điểm hoặc đứng giá tham chiếu.

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu “Hoàng Anh Gia Lai” vẫn chưa ngừng rơi. HAG tiếp tục giảm 200 đồng về 7.800 đồng/CP và khớp 4,1 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE. HNG thậm chí tiếp tục đo sàn ở mức 12.500 đồng/CP, tương ứng giảm 900 đồng và chỉ khớp chưa đầy 3.000 đơn vị.

Mã FLC giảm 100 đồng xuống 6.200 đồng/CP và khớp được 3,85 triệu đơn vị.

Nguyễn Tùng

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục