Theo thống kê lịch sử thì thị trường không tăng liên tục trong 6 tháng, và tháng 3 này là tháng cuối cùng. Nhưng có thể những thông tin vĩ mô tích cực sẽ giúp thị trường "phá dớp" cũ chăng?
Kết thúc đợt giao dịch xác định giá mở cửa, VN-Index tăng nhẹ 0,98 điểm (+0,16%), lên 596,2 điểm với hơn 5,3 triệu đơn vị giao dịch, giá trị 68,52 34 tỷ đồng.
Giúp thị trường tăng điểm vẫn các large cap và bluechips khi dòng tiền vẫn tập trung phần lớn vào nhóm này, giao dịch khá sôi động.
Đầu tiên phải nhắc đến chính là VNM. Sau phiên tăng “khủng” hôm qua, VNM phiên này chưa có dấu hiệu dừng lại và tiếp tục tăng 5.000 đồng.
Một số mã khác gây chú ý là MSN với mức tăng 1.500 đồng, GAS cũng tăng 500 đồng. Trong khi đó, HAG lại được giao dịch dồn dập ngay từ đầu phiên và kết thúc phiên sáng với lượng khớp hơn 4 triệu đơn vị, đứng ở mức 27.300 đồng, tăng 300 đồng.
Đúng như nhận định của các chuyên gia và công ty chứng khoán, lực chốt lời đã tăng mạnh VN-Index đi vào vùng kháng cự mạnh 596-600 điểm. Tuy nhiên, sự đột phá cũng đã xuất hiện khi “lòng tham” đang lấn át “sự sợ hãi”. Dòng tiền đón đầu cơ hội liên tiếp được tung vào, hấp thụ rất tốt lực bán chốt lời, giúp VN-Index gia tăng cách biệt so với mức tham chiếu và mốc tâm lý 600 điểm cũng đã được chinh phục ít nhất 2 lần trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, kết thúc phiên sáng, dù đã rất nỗ lực, nhưng VN-Index cũng không giữ được mốc tâm lý này.
Kết thúc phiên sáng 14/3, VN-Index tăng 4,68 điểm (+0,79%) tạm đứng ở mức 599,9 điểm, với hơn 97 triệu đơn vị, giá trị 1.772,24 tỷ đồng. Trong đó, chỉ số VN30 tăng 3,22 điểm (+0,48%) lên 672,43 điểm.
Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,47 điểm (+0,56%), lên 84,19 điểm và khớp được 66,2 triệu đơn vị, giá trị 617,19 tỷ đồng. Nhưng chỉ số HNX30-Index lại giảm 0,22 điểm (-0,13%) xuống 168,92 điểm.
Giao dịch thỏa thuận phiên sáng nay trên HOSE đóng góp khiêm tốn với gần 2,99 triệu đơn vị, giá trị 150,82 tỷ đồng. Trong đó, mã VNM có giá trị thỏa thuận cao nhất hơn 67 tỷ đồng (tương đương 430.000 đơn vị), HSG là 50 tỷ đồng (848.000 đơn vị). Còn số lượng thỏa thuận nhiều nhất là mã ASP với 1 triệu đơn vị, giá trị 9 tỷ đồng. Ngoài ra, ASP cũng đã khớp được tới 1,98 triệu đơn vị và hiện đứng kịch trần.
Còn trên HNX, giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể với chỉ 8,75 tỷ đồng. Mã được thỏa thuận nhiều nhất là PFL với 1 triệu đơn vị, giá trị 3,2 tỷ đồng. Tiếp đó là SHB với hơn 400.000 đơn vị, giá trị 3,68 tỷ đồng.
Công cuộc chính phục mốc 600 điểm của HOSE tưởng chừng đã thành công, nhưng rồi đành “tuột tay” ở những phút cuối cùng.
Chỉ số phiên sáng nay bị phụ thuộc khá lớn vào các mã có vốn hóa lớn. VNM tiếp tục gây bất ngờ khi tiếp tục tăng 5.000 đồng lên 150.000 đồng, sau khi đã tăng mạnh 5.000 đồng ở phiên hôm qua. Bên cạnh VNM còn có MSN, mã này cũng tăng tới 1.500 đồng lên 101.000 đồng và đây là 2 “động cơ” chính đẩy chỉ số.
Ngoài ra còn phải kể đến HAG, GAS, PVD, IJC, … trong đó, HAG vẫn giữ sức tăng mạnh từ đầu phiên với 300 đồng lên 27.300 đồng và khớp được trên 4 triệu đơn vị.
SSI tăng 200 đồng lên 27.600 đồng và khớp được 3,2 triệu đơn vị.
Cùng với SSI, nhóm cổ phiếu chứng khoán sau thông tin về thị trường phái sinh tiếp tục gây ấn tượng. Nhất là là AGR, mã này có phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp và tiếp tục chứng tỏ lực cầu vẫn còn rất mạnh khi đã khớp được trên 1 triệu đơn vị và vẫn còn sư mua giá trần trên 800.000 đơn vị. Cùng với đó là BSI cũng tăng trần, HCM tăng mạnh 1.000 đồng lên 37.400 đồng…
Lúc đó, giao dịch sôi động cũng diễn ra ở các mã vừa và nhỏ. FLC tăng 200 đồng và khớp được 5,6 triệu đơn vị, cao nhất sàn HOSE, trong khi ITA tuy thanh khoản có giảm mạnh nhưng cũng kịp khớp hơn 4,2 triệu đơn vị và tạm dừng ở mốc tham chiếu.
Ngoài AGM và ASP, cắc tím cũng trải dài trên các mã AGM, ALP, ASM, CLC, CDC, LCF, MCG, PTL, DLG, QCG, VIS…
Trong khi đó, các mã dẫn dắt trên sàn HNX cũng dần hồi phục về cuối phiên, giúp HNX có được sắc xanh. Dòng tiền vẫn tập trung vào các mã đầu cơ quen thuộc như PVX, SHB, VCG, SCR…
PVX sau phiên tăng mạnh hôm qua đã được đẩy thành công lên mức trần ở phiên này và khớp lệnh tới hơn 14,8 triệu đơn vị. SHB cũng tăng mạnh 400 đồng lên 9.900 đồng và khớp được hơn 9,67 triệu đơn vị.
Một trong những đơn vị mà PVX thoái vốn là PVL, PFL, PSG và PXL cũng đã đồng loạt tăng trần.