Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau, sự hoảng sợ bắt đầu xuất hiện khi lực bán ồ ạt được tung vào, đã không còn thêm kịch bản kéo xả nào xảy ra trong phiên chiều, khi bên nắm giữ cổ phiếu chỉ nhăm nhăm thoát hàng, đẩy VN-Index xuống dưới 423 điểm còn HNX-Index cũng về tới mốc 86 điểm. Lực cầu bắt đáy sau đó chỉ giúp các chỉ số chặn đà rơi, chứ không giúp cho thị trường tránh khỏi phiên giảm mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch 9/9, VN-Index giảm 12,93 điểm (-2,02%), xuống 626,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 280,3 triệu đơn vị, giá trị 5.065,23 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận cũng đóng góp tới 36 triệu đơn vị, giá trị 730,47 tỷ đồng. Ngoài KSH, APC, KBC, SAM, HAG trong phiên sáng, trong phiên chiều, giao dịch thỏa thuận khủng còn diễn ra ở FPT, NHS, SSI, DLG, MBB. VN30-Index cũng mất tới 14,18 điểm (-2,09%), xuống 664,65 điểm.
HNX-Index thậm chí còn giảm mạnh hơn với 3,3 điểm (-3,68%), xuống 86,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 128,53 triệu đơn vị, giá trị 1.646,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, khách với HOSE, giao dịch thỏa thuận trên HNX khá khiêm tốn với 3,43 triệu đơn vị, giá trị 58,3 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 8,66 điểm (-4,67%), xuống 176,71 điểm.
Phiên giảm mạnh với thanh khoản 2 sàn lên tới 5.700 tỷ đồng hôm nay gợi nhớ cho nhà đầu tư phiên giao dịch ngày 25/3 với việc thị trường có phiên phân phối đỉnh khi VN-Index đã có mức điểm đóng cửa cao nhất năm 607,55 điểm xác lập trong phiên 24/3. Trong phiên giao dịch ngày 25/3, VN-Index giảm 5,7 điểm (-0,94%) với tổng khối lượng giao dịch hơn 261 triệu đơn vị, giá trị hơn 5.000 tỷ đồng. HNX-Index cũng giảm hơn 2% với tổng giá trị 1.742 tỷ đồng. Sang phiên tiếp theo, cả 2 chỉ số tiếp tục giảm mạnh với thanh khoản giữ ở mức tương đương.
Như vậy, nhiều khả năng trong phiên hôm nay, thị trường đã thực hiện phiên phân phối đỉnh. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lạc quan vẫn cho rằng, đây chỉ là phiên “thay máu” và sau khi đã hấp thụ hết lực chốt lời, thị trường sẽ hồi phục và trở lại xu hướng tăng của mình.
Phiên bán tháo chiều nay khiến nhiều mã trên cả 2 sàn lao dốc và đóng cửa với sắc xanh mắt mèo. Trên HOSE có tới 228 mã giảm, trong khi chỉ có 44 mã tăng. Trên HNX cũng tương tự khi có 202 mã giảm và chỉ có 50 mã tăng.
Trên HOSE nhiều mã có tính chất đầu cơ bị nhấn chìm trong phiên hôm nay như HQC, KBC, ITA, VHG, LCG, VNH, cùng 48 mã khác.
FLC cũng có lúc bị kéo xuống giá sàn, nhưng cuối phiên may mắn thoát khỏi mức giá này khi đóng cửa ở mức 12.400 đồng, giảm 800 đồng (-6,06%) với 16,9 triệu đơn vị được khớp. ITA được khớp tới 19,12 triệu đơn vị và còn dư bán gần nửa triệu cổ phiếu ở mức giá sàn. HQC được khớp hơn 10 triệu đơn vị và cũng còn dư bán giá sàn. Tương tự như vậy là KBC và VHG.
Trong khi đó, SAM dù không còn giữ được mức giá trần, nhưng cũng có được mức tăng 300 đồng (+2,56%), lên 12.000 đồng với 14,13 triệu đơn vị được khớp.
Các mã lớn như GAS, MSN, VCB, VIC, VNM, BVH, DPM… đều giảm mạnh, duy chỉ có BID là còn giữ được tham chiếu. Cùng với đó là 2 sắc xanh lạc lõng PVD và GMD.
Trên HNX, cũng tương tự các mã đầu cơ trên HOSE, PVX cũng bị xả mạnh và đóng cửa ở mức sàn 5.700 đồng với 17,47 triệu đơn vị được khớp. SHB giảm 300 đồng (-3,09%), xuống 9.400 đồng với 13 triệu đơn vị được khớp.
Nhóm dầu khí ngoài PVX, cũng xuất hiện màu xanh mắt mèo ở nhiều mã khác như PVL, PVG, PFL, PV2, trong khi PVS cũng giảm tới 5,7% và PVC giảm tới 8,71%, chỉ còn PVE duy trì sắc xanh.
Nhóm chứng khoán trên cả 2 sàn cũng không còn cậm cự được, mà theo chân các nhóm cổ phiếu khác lao mạnh. Trong đó, SSI giảm 800 đồng (-2,72%), xuống 28.600 đồng với 9,77 triệu đơn vị được khớp, HCM giảm 1.000 đồng (-2,55%), xuống 38.200 đồng, AGR giảm 300 đồng (-4,11%), chỉ còn BSI duy trì sắc xanh nhạt.
Trên HNX đã xuất hiện mức giá sàn ở VIG, trong khi các mã khác dù không giảm sàn, nhưng cũng có mức giảm mạnh, đa số trên 5%.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay vẫn mua vào khác tích cực với khoảng 8 triệu đơn vị trên HOSE và mua ròng nhẹ trên HNX.