Phiên chiều 31/3: Nhà đầu tư nhanh chóng lấy lại bình tĩnh

(ĐTCK) Thông tin cách ly toàn xã hội trong 15 ngày được đưa ra trong giờ nghỉ trưa khiến nhà đầu tư thoát chút hoảng hồn đầu phiên chiều, nhưng nhanh chóng đã lấy lại sự bình tĩnh sau đó, giúp thị trường đóng cửa với sắc xanh nhạt.
Phiên chiều 31/3: Nhà đầu tư nhanh chóng lấy lại bình tĩnh

Sau phiên sáng khởi sắc với sự đồng thuận cao của nhiều nhóm cổ phiếu, đặc biệt là các bluechip, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng thị trường sẽ có phiên hồi phục mạnh, bù đắp cho mất mát lớn của phiên đầu tuần.

Tuy nhiên, thông tin về việc Thủ tướng có chỉ thị cách lý toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 đưa ra sau khi phiên sáng kết thúc đã khiến nhà đầu tư có chút hoang mang khi bước vào phiên chiều. 

Lực cung giá thấp ồ ạt dâng cao ngay khi bước vào phiên chiều khiến nhiều mã hạ thấp độ cao, thậm chí còn đảo chiều giảm giá và sắc đỏ ngày một lấn át trên bảng điện tử, khiến VN-Index lao thẳng đứng khi đánh mất gần 29 điểm, từ mức tăng gần 16 điểm của phiên sáng, thành giảm hơn 13 điểm.

Dù vậy, rất nhanh chóng, nhà đầu tư lấy lại bình tĩnh giúp VN-Index đảo chiều trở lại lên trên tham chiếu và giao dịch giằng co nhẹ quanh mốc tham chiếu trước khi đóng cửa có sắc xanh nhạt, với điểm số gần như không đổi.

Đóng cửa, sàn HOSE có 152 mã tăng và 214 mã giảm (55 mã giảm sàn), VN-Index tăng 0,27 điểm (+0,04%), lên 662,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 262,8 triệu đơn vị, giá trị 3.771,8 tỷ đồng, tăng gần 13% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 34,9 triệu đơn vị, giá trị 1.209 tỷ đồng.

Như vậy, trong tháng 3 này, VN-Index đã bay mất hơn 219 điểm, tương ứng gần 25% từ 882,19  điểm xuống 662,53 điểm.

Rổ VN30 nếu như phiên sáng có tới 25 mã tăng thì đóng cửa ghi nhận chỉ còn 13 chỉ còn 13 mã, và tương ứng là 16 mã giảm, duy nhất NVL về được tham chiếu tại 51.900 đồng.

Trong đó, mất điểm đáng kể là 4 mã giảm sàn VPB, ROS, EIB và CTD, cùng STB -4,5% xuống 7.300 đồng; CTG -2,8% xuống 17.200 đồng; PNJ -2,9% xuống 46.900 đồng; VHM -1,4% xuống 55.000 đồng; SBT -1,9% xuống 12.700 đồng, còn BID, MSN, MWG, MBB, POW giảm nhẹ.

Tăng điểm đáng kể là HPG, +3,1% lên 16.850 đồng, nhưng giao dịch với biên độ rất lớn, khi có thời điểm bị đẩy xuống mức giá sàn, và cao nhất tại 17.350 đồng.

Các mã còn giữ được sắc xanh khác đa số hạ thấp độ cao như HDB +3,2% lên 17.800 đồng; BVH +2,8% lên 37.000 đồng; VIC +2,5% lên 83.400 đồn; PLX +2% lên 36.500 đồng; VCB +1,6% lên 62.000 đồng; FPT +1,7% lên 41.100 đồng…

Thanh khoản STB vươn lên dẫn đầu với hơn 12,1 triệu đơn vị khớp lệnh; tiếp theo là HPG với 11,1 triệu đơn vị; ROS có gần 8 triệu đơn vị; CTG có 6,1 triệu đơn vị; MBB có 5,7 triệu đơn vị; VPB có 4,5 triệu đơn vị; MSN có 3,66 triệu đơn vị….

Nhóm cổ phiếu thị trường la liệt nằm sàn và đa số trắng bên mua như AMD, FLC, HAI, DXG, SCR, ASM, IDI, DRH, OGC, LMH, TNI, BCG, JVC, HAR, FTM…

Trong đó, nhóm cổ phiếu họ FLC chiếm thanh khoản lớn, ngoài ROS nêu trên thì AMD và FLC có 19,5 triệu và 15,37 triệu đơn vị khớp lệnh; HAI có 3,4 triệu đơn vị.

Các mã còn tăng điểm có HQC, NLG, KBC, APG, PVT, DPM, GVR, HII cùng sắc tím được giữ vững tại ABS +6,8% lên 23.550 đồng.

Trên sàn HNX, cũng chỉ ngay sau giờ nghỉ trưa, áp lực bán dồn dập đã khiến chỉ số HNX-Index lao thẳng đứng xuống dưới tham chiếu và mặc dù có hồi lại sau đó nhưng chừng đó không đủ kéo chỉ số xanh trở lại.

Đóng cửa, sàn HNX có 39 mã tăng và 46 mã giảm (25 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 0,65 điểm (-0,69%), xuống 92,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 49,57 triệu đơn vị, giá trị 337 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,92 triệu đơn vị, giá tị 29,1 tỷ đồng.

Các mã lớn giảm có ACB -2,2% xuống 17.800 đồng; PVS -3,2% xuống 9.000 đồng; NVB -4,8% xuống 7.900 đồng; CEO -1,7% xuống 5.900 đồng; TVC -1,4% xuống 27.800 đồng; SHN -6,9% xuống 8.100 đồng; VCG -0,4% xuống 24.500 đồng; PVI -1,8% xuống 27.200 đồng; PVB giảm sàn -9,5% xuống 7.600 đồng…

Nhóm cổ phiếu thị trường, HUT, KLF, DST, ACM, TTH cũng đóng cửa trong sắc xanh mắt mèo, cùng nhiều mã giảm khác nhưu TIG, TNG, BCC, VCR…

Còn tăng điểm đáng kể có SHB +2,5% lên 12.200 đồng; VCS +1,7% lên 53.000 đồng; SHS +1,8% len 5.700 đồng; MBG +6,1% lên 5.200 đồng; AMV +0,9% lên 10.900 đồng…

Thanh khoản 2 mã HUT và KLF tiếp tục dẫn đầu với hơn 6,6 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là ACB và PVS có 4,53 triệu đơn vị; ART có 3,86 triệu đơn vị; SHB có 3,54 triệu đơn vị; NVB có 3 triệu đơn vị...

Trên UpCoM, diễn biến tương tự, khi chỉ số đổ đèo không phanh sau giờ nghỉ trưa, nhưng tương tự VN-Index, khi chỉ số may mắn trồi lên trên tham chiếu khi đóng cửa.

Sự phân hóa mạnh diễn ra với VGI, CTR, QNS, HND, VTD, PXL còn tăng điểm, trong khi VEA, VGT, ACV, DVN, MPC đóng cửa dưới tham chiếu.

LPB thanh khoản cao nhất với 2,2 triệu đơn vị đã đứng ở tham chiếu 5.600 đồng; BSR cũng có 2,2 triệu đơn vị, nhưng giảm 2% xuống 4.800 đồng.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,22%), lên 47,74 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,47 triệu đơn vị, giá trị 96,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,68 triệu đơn vị, giá trị 88,3 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, 2 hợp đồng đáo hạn gần nhất là VN30F2004 và VN30F2005 đã đánh mắt sắc xanh, giảm lần lượt 0,74%và 0,17%, trong đó, VN30F2004 có hơn 226.000 hợp đồng được sang tay, khối lượng mở hơn 17.300 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sự phân hóa mạnh cũng diễn ra với 16 sắc xanh và 24 mã giảm và nhiều mã đứng tham chiếu. Trong đó, 2 mã có thanh khoản cao nhất là CROS2011 và CFPT1906 đều dừng lại ở tham chiếu, khớp 0,67 triệu và 0,59 triệu đơn vị.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục