Tăng trưởng GDP quý I/2020 của Việt Nam chỉ đạt mức 3,82%, thấp hơn rất nhiều mức tăng trưởng GDP quý I/2019 là 6,79%.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế là rất lớn và tác động sẽ còn kéo dài thông qua các ca mắc bệnh mới, tỷ lệ lây nhiễm trên thế giới và cả Việt Nam. Việt Nam sẽ phải dồn sức để tập trung cho chiến dịch chống Covid-19 - cái giá phải trả để đổi lấy sự tăng trưởng kinh tế.
Một khi nền kinh tế gặp trục trặc gây ra bởi bóng ma Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút, các hoạt động kích thích tăng trưởng bao gồm giảm lãi suất điều hành hay triển khai các chương trình động lượng thúc đẩy kinh tế như đẩy mạnh các hoạt động đầu tư công cũng đã và đang được triển khai có lẽ chỉ mang lại hiệu quả nhất định.
Điều quan trọng tối cần thiết và cấp bách đó là khoanh vùng và kiểm soát dịch bệnh - đây có thể nói là phương pháp tối ưu nhất để hạn chế được mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh lên nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam.
TTCK đã đi trước và phản ánh được diễn biến vĩ mô thông qua quá trình điều chỉnh của chỉ số VN-Index thời gian qua. Chỉ số chứng khoán quan trọng của TTCK Việt Nam mất gần 300 điểm trong chỉ gần 2 tháng, đã gây hoang mang tới đa số đại bộ phận các nhà đầu tư.
Tổng giá trị bán ròng của khối ngoại tính từ đầu tháng 2 đến nay cũng đã đạt những con số hết sức báo động gần 30.000 tỷ đồng. Điều này phản ánh động thái bán ra của các cá nhân và các quỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến xu thế của thị trường trong quý II và cả năm 2020. Câu hỏi luôn được các nhà đầu tư quan tâm đó là liệu thị trường đã tạo đáy quanh mốc 650 - 700 điểm chưa hay có thể giảm về ngưỡng 600 điểm trong thời gian tới?
Có lẽ vùng điểm điều chỉnh của thị trường lúc này không còn quá quan trọng, bởi bất cứ các hoạt động giao dịch ngắn hạn - bắt đáy hay giao dịch T+ điều rủi ro. Các ngưỡng hỗ trợ sinh ra là để bị phá vỡ khi thị trường bước vào thị trường Gấu.
Nhiều cổ phiếu có thể rẻ hơn hoặc có thể rẻ hơn nữa, nhiều cổ phiếu có thể mất 80% giá trị hoặc có thể hơn đều là những kịch bản mà các nhà đầu tư đều phải tính đến.
Nếu chúng ta không phải nhà đầu tư dài hạn với quan điểm đầu tư sáng suốt và đầy lý trí, quan điểm giao dịch theo trend hay giao dịch theo xu hướng không phải chiến lược hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
Ngược lại, các nhà đầu tư giá trị lại thấy rõ ràng, cơ hội tuyệt vời để đầu tư vào các cổ phiếu giá hấp dẫn ngày càng xuất hiện nhiều. Rõ ràng, cơ hội lại đang dành cho những nhà đầu tư đang “cầm tiền”. Còn đối với các nhà đầu tư đang “cầm hàng” thì sao?
Rõ ràng, áp lực đối với họ quả thật là quá lớn khi mà giá cổ phiếu giảm sâu và hứa hẹn có khả năng giảm sâu thêm. Kịch bản dịch bệnh chắc chắn sẽ khó có thể kiểm soạt được trong quý I và kể cả trong quý II/2020.
Diễn biến của TTCK sẽ tiếp tục diễn ra khi mà toàn bộ nền kinh tế vẫn đang dồn sức ưu tiên bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Một khi tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức khó lường, thì việc kỳ vọng TTCK tạo đáy ở đâu là điều tương đối xa vời để có thể coi là cái cớ để dự trên đó đưa ra các chiến lược giao dịch.
Đáy “sâu nhất” của thị trường về lý thuyết có thể rơi thẳng về vùng 600 - 650 điểm, nhưng theo đà quán tính thì vẫn có thể tiếp tục điều chỉnh về mốc 500 - 550 điểm sau một số giai đoạn “bulltrap”. Do đó, VN-Index điều chỉnh trong giai đoạn vừa qua kể cả các phiên hồi phục thì vẫn chưa thể nói rằng quá chình tạo đáy đã kết thúc.
Thị trường vẫn cần thêm thời gian, thậm chí là lâu hơn để về mức sâu hơn và gây bất ngờ đối với nhà đầu tư trước khi có thể tạo đáy và quay trở lại xu hướng tăng điểm vững chắc trở lại.
Dù thế nào đi nữa, chúng ta vẫn thận trọng hơn đối với các hoạt động mua vào. Chưa thể kỳ vọng thị trường tạo đáy ngắn hạn 1 sớm 1 chiều - chiến lược mua gom tích lũy cổ phiếu ở mức giá hấp dẫn với tầm nhìn dài hạn vẫn nên được ưu tiên hơn.
VN-Index đã hồi phục trở lại mốc 700 điểm - các phiên bulltrap đã xảy ra - thị trường có thể điều chỉnh về vùng 600 - 650 điểm trong tuần giao dịch tiếp theo.