Trong phiên sáng, sau khi bứt lên chinh phục ngưỡng 990 điểm bất thành, VN-Index đã bị đẩy lùi xuống dưới tham chiếu và đóng cửa trong sắc đỏ với thanh khoản sụt giảm do nhà đầu tư thận trọng.
Bước sang phiên chiều, diễn biến không có nhiều thanh đổi khi cả bên bán và bên mua chơi trò “kéo co” và tỏ ra ngang sức nhau, nên VN-Index lình xình trong biên độ hẹp với thanh khoản thấp. VN-Index chủ yếu dao động trong sắc đỏ suốt phiên chiều, nhưng bất ngờ tháo hiểm cuối phiên nhờ lực kéo từ nhóm VN30 trong đợi ATC.
Chốt phiên, VN-Index tăng 0,6 điểm (+0,06%), lên 987,79 điểm với 143 mã tăng và 157 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 179 triệu đơn vị, giá trị 3.496,7 tỷ đồng, giảm 22,7% về khối lượng và 11,6% về giá trị so với phiên hôm qua.
VN-Index thoát hiểm phiên hôm nay nhờ nhóm VN30. Dù các mã lớn như VNM, VHM, VCB, TCB, GAS, CTG chưa thể trở lại, nhưng nhiều mã khác đã được kéo lên trong đợt ATC như HDB, BID… Chốt phiên, nhóm VN30 có 18 mã tăng, trong khi chỉ có 10 mã giảm, tạo lực đẩy để nhấc VN-Index qua tham chiếu, dù mức biến động giá của các mã không lớn.
Ngoại trừ MSN, VRE, HPG, VPB, HDB tăng trên 1%, trong đó MSN tăng mạnh nhất 1,88% lên 75.800 đồng, còn lại các mã khác chỉ tăng giảm chủ yếu trên dưới 0,5%. Trong nhóm này, ROS vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất với 23 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa giảm 0,78% xuống 25.500 đồng.
Cũng có thanh khoản tốt trong nhóm là HPG với 6,9 triệu đơn vị, VPB với 5,49 triệu đơn vị, POW và HDB hơn 2,5 triệu đơn vị. Các mã TCB, CTG, VRE, MBB, STB trên 1,5 triệu đơn vị.
Trong đó, HDB gây ấn tượng khi chủ yếu giao dịch trong sắc đỏ, nhưng qua nửa cuối phiên chiều đã được kéo lên trên tham chiếu và tăng vọt lên mức cao nhất khi chốt phiên. Kết phiên, HDB tăng 1,07% lên 28.250 đồng với 2,5 triệu đơn vị được khớp. Đà tăng của HDB hôm nay một phần đến từ lực cầu ngoại khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 376.470 cổ phiếu HDB.
Trong các mã thị trường, FLC tiếp tục chịu lực chốt lời khủng nên lùi thẳng về mức sàn 4.290 đồng khi chốt phiên với 25,46 triệu đơn vị được khớp. Đây là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp của mã này sau 6 phiên tăng trần liên tiếp trước đó.
Trong khi đó, HVG lại tăng lên mức trần 3.450 đồng với 2,9 triệu đơn vị được khớp. HQC hạ thấp độ cao khi chỉ còn tăng 0,87% lên 1.160 đồng với 6,5 triệu đơn vị được khớp.
Trên HNX, không may mắn như VN-Index, chỉ số chính của sàn này chìm trong sắc đỏ suốt phiên chiều và không thể trở lại tham chiếu.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,36 điểm (-0,34%), xuống 104,14 điểm với 62 mã tăng và 68 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 18,6 triệu đơn vị, giá trị 232,8 tỷ đồng, giảm 44,9% về khối lượng và 43,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,36 triệu đơn vị, giá trị 25,3 tỷ đồng.
Trên sàn này hôm nay chỉ có 2 mã có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị và đều đóng cửa trong sắc đỏ. Cụ thể, SHB khớp 2,65 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,52% xuống 6.500 đồng, PVS khớp 1,88 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 0,56% xuống 17.900 đồng.
Trong khi đó, sắc xanh nhạt của ACB trong phiên sáng cũng không giữ được trong phiên chiều khi đóng cửa ở tham chiếu 23.500 đồng với 0,98 triệu đơn vị.
Cũng giảm giá còn có VCS, PVI, NTP, CEO, MBG, SHS, DNP, trong khi VCG, PHP, NVB, DL1 đứng giá tham chiếu.
ART không trở lại được tham chiếu khi đóng cửa giảm 4,34% xuống 2.200 đồng với 0,99 triệu đơn vị.
KFL cũng không giữ được sắc tím khi đóng cửa ở tham chiếu 1.300 đồng với thanh khoản không cao. Trong khi đó, C69, SPI, PPE, CTP đóng cửa trong sắc tím.
Trên UPCoM, sau nỗ lực lên lại tham chiếu, UPCoM-Index đã bị đẩy mạnh trở lại lao xuống mức thấp nhất ngày, trước khi kịp thoái khỏi mức đáy của ngày trong ít phút cuối phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,33%), xuống 56,6 điểm với 87 mã tăng và 66 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 8,54 triệu đơn vị, giá trị 215 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 1 triệu đơn vị, giá trị 78 tỷ đồng.
Vẫn chỉ có BSR là mã duy nhất có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị trên thị trường này với 1,52 triệu đơn vị và đóng cửa giữ sắc xanh khi tăng 2,13% lên 9.600 đồng.
Các mã khác có mức tăng nhẹ khi đóng cửa là GVR, VIB, VEA, CTR, VGI, ACV, VGT và MSR, trong khi LPB, SDI, LTG, VBB, VGG giảm giá, MCH, OIL, KLB đứng gia tham chiếu.
Trên thị trường phái sinh, nhờ lực kéo VN30 cuối phiên, nên hợp đồng tương lai VN30F1911 đáo hạn ngày 21/11 được kéo lên mức cao nhất ngày khi chốt phiên tăng 0,03% lên 919,5 điểm với 42.755 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 18.616 hợp đồng.
Cũng có sắc xanh là hợp đồng đáo hạn ngày 19/3/2020 với mức tăng 0,07% lên 918,5 điểm, trong khi hợp đồng đáo hạn ngày 19/12 và 18/6/2020 giảm nhẹ 0,08% và 0,01%.
Trên thị trường chứng quyền, số mã tăng giá chiếm ưu thế với 15 mã, trong khi có 8 mã giảm giá và 1 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, CVNM1901 là mã có thanh khoản tốt nhất với 603.720 đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa giảm 8,2% xuống 560 đồng. Tiếp đến là CHPG1906 với 411.010 đơn vị được chuyển nhượng, nhưng đóng cửa tăng 6,67% lên 160 đồng.