Phía sau clip “Người hùng thầm lặng” tại quốc gia APEC

Clip viral “Silent Hero” (Người hùng thầm lặng) của nhà mạng Bitel của Viettel tại Peru vừa được vinh danh ở Giải thưởng Kinh doanh quốc tế (Stevie Awards 2017). Nhưng câu chuyện về “người hùng thầm lặng” không chỉ dừng lại ở danh hiệu clip quảng cáo được lan toả mạnh nhất.
Những con người ở Bitel, ngày ngày lặng lẽ để lại những dấu chân của mình trên những vùng đất tươi đẹp của đất nước này, xây dựng mạng lưới di động, Internet để phục vụ nhu cầu cơ bản nhất của con người: Kết nối Những con người ở Bitel, ngày ngày lặng lẽ để lại những dấu chân của mình trên những vùng đất tươi đẹp của đất nước này, xây dựng mạng lưới di động, Internet để phục vụ nhu cầu cơ bản nhất của con người: Kết nối
Ngày 3/11/2016, trên các kênh sóng truyền thông của Peru (một quốc gia thuộc 21 nền kinh tế APEC), một clip ngắn với thời lượng chỉ dài 1p15s được trình chiếu. Clip nằm trong chiến dịch truyền thông của Bitel – mạng viễn thông của Viettel ở Peru – nhân kỷ niệm 2 năm kinh doanh tại quốc gia này. Vào thời điểm clip được công bố, rất ít người, ngay cả nhóm lên kế hoạch thực hiện, có thể tưởng tượng được sức ảnh hưởng của quảng cáo này.

ên trong bộ phim điện ảnh rất ngắn đó là những hình ảnh cộng hưởng cảm xúc đầy giản dị nhưng chạm đến trái tim của hàng triệu người dân Peru.

Bộ phim mở đầu bằng hình ảnh về những người nông dân trồng khoai ở Junin, người bà người mẹ với nghề may thêu thủ công ở Ucayali và người nghệ nhân gốm ở Piura. Những con người đó không có tên tuổi nổi tiếng, họ không có giải thưởng hay bằng khen nào, nhưng là đại diện của truyền thống và lịch sử của Peru còn tồn tại đến ngày nay. Họ chính là những “người hùng thầm lặng” làm nên một Peru nghìn năm văn hoá và hùng mạnh.

Ở một hình ảnh khác, góp phần vào một Peru đang kết nối giữa truyền thống và hiện đại đó là những con người ở Bitel, ngày ngày lặng lẽ để lại những dấu chân của mình trên những vùng đất tươi đẹp của đất nước này, xây dựng mạng lưới di động, Internet để phục vụ nhu cầu cơ bản nhất của con người: Kết nối. Họ đại diện cho những “người hùng thầm lặng” trong xã hội hiện đại, nhưng được thừa hưởng và biết gìn giữ những giá trị truyền thống, với tâm nguyện cống hiến hết mình.

Ngày 3/11/2016, trên các kênh sóng truyền thông của Peru (một quốc gia thuộc 21 nền kinh tế APEC), một clip ngắn với thời lượng chỉ dài 1p15s được trình chiếu. Clip nằm trong chiến dịch truyền thông của 

Clip viral của Bitel chính là lời ca ngợi, cảm ơn chân thành đến những con người thuộc nhiều thế hệ, với những cống hiến thầm lặng của mình đã góp phần xây dựng nên một Peru vĩ đại ngày nay.

Nhờ cách tiếp cận tinh tế, chiến dịch quảng cáo của Bitel đã chiếm được cảm tình đặc biệt của người dân Peru. Chỉ sau 5 tháng, clip đăng tải trên Youtube đã đạt 2 triệu lượt xem, trở thành quảng cáo được xem nhiều nhất năm 2016 ở Peru. Chiến dịch thậm chí còn trở nên phổ biến trên mạng xã hội thông qua #hagtag # ElPerúConBitel.

Sự khác biệt của “Người hùng thầm lặng”

Thực tế, chiến dịch này tạo ra được sức lan toả không chỉ bởi nó khiến những con người trong cộng đồng Peru tự hào về bản thân, về công việc, về văn hoá ngàn đời của mình. Nó truyền đi một thông điệp về sự khác biệt của Bitel. Công ty đến từ Việt Nam tạo ra một clip viral đặc biệt, chủ yếu nói về niềm tự hào của người Peru và những người Bitel chỉ hiện lên như một lát cắt tiếp nối nhỏ…

Chưa một mạng viễn thông nào ở Peru làm điều tương tự dù những công ty viễn thông lớn nhất tại đây sở hữu nhiều phương tiện truyền thông, có vị thế để làm điều đó dễ dàng hơn.

Phía sau clip “Người hùng thầm lặng” tại quốc gia APEC ảnh 2

Ngay từ khi khai trương, Bitel đã phủ sóng 3G toàn quốc và đưa Internet băng rộng miễn phí tới 4.000 điểm trường  

Năm 2016, Bitel đạt tốc độ tăng trưởng rất khó tin - tăng trưởng thuê bao gấp 5 lần so với trung bình ngành năm 2016. Với tốc độ tăng trưởng hơn 40%, Bitel nắm giữ 50% lượng người dùng mới trong năm 2016 của toàn thị trường viễn thông Peru, chạm mốc 2,8 triệu thuê bao và có lãi chỉ sau 2 năm hoạt động. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2017, Bitel có lãi tới 400 tỷ đồng, chiếm tới hơn 40% tổng lợi nhuận từ tất cả các thị trường nước ngoài của Tập đoàn Viettel.

 Những kết quả trên của Bitel sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu mọi người biết rằng, khi quyết định đầu tư vào Pere, rất ít người tin rằng Tập đoàn Viettel có thể thành công bởi 3 lý do. Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế của Peru cao hơn nhiều so với Việt Nam (GDP đầu người ở Peru cao gấp 5 lần Việt Nam). Thứ hai, nơi đây có 2 tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới đang thống trị (Movistar thuộc Tập đoàn Telefónica và Claro thuộc tập đoàn của tỷ phú Carlos Slim – Mexico).

 Thứ ba, chất lượng dịch vụ ở ccó đẳng cấp hơn, cao hơn hẳn những gì Viettel đang thực hiện tại Việt Nam và các thị trường khác. Và cuối cùng, mật độ điện thoại di động của Peru đã ở ngưỡng bão hoà (với 2G) khi Bitel gia nhập và cung cấp dịch vụ.

 Thế nhưng, như ông Lê Đăng Dũng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ: Viettel chọn Peru vì đó là một phép thử để chuẩn bị tiến vào thị trường châu Âu. Giờ đây, khi phép thử của Viettel đã cho thấy tính hiệu quả, cánh cửa châu Âu dường như đang chờ đợi ở phía trước.


Theo Dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục