Báo cáo thị trường dầu mỏ được đưa ra khi các trường hợp nhiễm virus tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới, với các lệnh cấm vận mới được áp dụng ở châu Âu và một số khu vực của Trung Quốc.
Trong những tuần gần đây, sự lạc quan về việc triển khai vắc xin hàng loạt dường như đã bị giảm bớt bởi tốc độ lây lan của virus đang bùng phát trở lại.
Điều này đã dẫn đến việc các nhà sản xuất dầu cố gắng cân bằng giữa cung và cầu khi các yếu tố bao gồm cả tốc độ phản ứng của đại dịch tiếp tục làm mờ triển vọng.
“Sự không chắc chắn vẫn ở mức cao trong tương lai với những rủi ro giảm chính là các vấn đề liên quan đến các biện pháp ngăn chặn Covid-19 và tác động của đại dịch đối với hành vi của người tiêu dùng”, OPEC cho biết.
“Những điều này cũng sẽ bao gồm bao nhiêu quốc gia đang điều chỉnh các biện pháp phong toả và trong thời gian bao lâu. Đồng thời, các kế hoạch tiêm chủng nhanh hơn và sự phục hồi niềm tin của người tiêu dùng cũng mang lại một số lạc quan", OPEC cho biết.
OPEC dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2021 sẽ tăng 5,9 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước lên mức trung bình 95,9 triệu thùng/ngày. Dự báo không thay đổi so với đánh giá của tháng trước.
OPEC cho biết dự báo năm 2021 với “giả định sự phục hồi lành mạnh trong các hoạt động kinh tế bao gồm sản xuất công nghiệp, thị trường lao động cải thiện và doanh số bán xe cao hơn năm 2020”.
“Theo đó, nhu cầu dầu mỏ được dự đoán sẽ tăng ổn định trong năm nay được hỗ trợ chủ yếu từ nhiên liệu vận tải và công nghiệp”, OPEC cho biết.
Giá dầu 'được thúc đẩy bởi kỳ vọng'
OPEC+ đã cắt giảm sản lượng dầu ở mức kỷ lục vào năm 2020 trong nỗ lực hỗ trợ giá do các biện pháp nghiêm ngặt về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới xảy ra đồng thời với một cú sốc về nhu cầu nhiên liệu.
OPEC+ ban đầu đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trước khi nới lỏng mức cắt giảm xuống còn 7,7 triệu và cuối cùng giảm xuống 7,2 triệu từ tháng 1. Ả Rập Xê Út cho biết họ có kế hoạch cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và tháng 3 để ngăn lượng tồn kho tăng lên.
Giá dầu Brent tương lai giao dịch ở mức 55,77 USD/thùng vào thứ Năm (14/1), giảm 0,5% trong phiên, trong khi giá dầu Brent giao sau của Mỹ ở mức 52,76 USD, thấp hơn khoảng 0,3%. Giá dầu hiện đang trên đà tăng tuần thứ ba liên tiếp.
Tamas Varga, nhà phân tích cấp cao của PVM Oil Associates cho biết: “Bất kỳ ai theo dõi nhịp đập của thị trường dầu đều biết rằng giá hiện đang được thúc đẩy bởi kỳ vọng chứ không phải yếu tố thực tế”.
“Những người không đồng ý nên xem nhanh các dự báo về nhu cầu dầu 6 tháng đầu năm 2021 trong vài tháng qua và so sánh những ước tính này với diễn biến giá”.
Trước khi công bố báo cáo thị trường dầu vào ngày thứ Năm (14/1), OPEC đã giảm dần dự báo tăng trưởng nhu cầu cho năm 2021.
Các nhà dự báo dầu lớn khác, bao gồm Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cũng đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu cho năm 2021 trong những tuần gần đây.