Trong phần phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng TP.HCM trong nhiệm kỳ này đã được Quốc hội thông qua 2 quyết định quan trọng về đổi mới thể chế hoạt động của Thành phố. Đó là Nghị quyết 54 và Đề án Chính quyền đô thị.
Theo ông Nhân, Nghị quyết 54 đã tạo điều kiện cho Thành phố lớn phát huy, tận dụng cơ hội, điều kiện để tăng nguồn thu; tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức khi TP.HCM thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.
Dù vậy, ông Nhân cũng cho rằng, môi trường đầu tư của TP.HCM có cải thiện nhưng chưa đáp ứng nhu cầu. Công việc có thời hạn giải quyết thì quận, huyện làm tốt nhưng đi sâu còn có hạn chế; nhiều cấp, sở ngành chưa rõ trách nhiệm. Kế đến là chưa phát huy hết các nguồn lực của Thành phố để phát triển như đất đai, con người...
"Chính quyền đô thị là thời cơ để Thành phố phát triển nhanh hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho cả nước", ông Nhân nói và cho rằng TP.HCM phải chuẩn bị, sắp xếp bộ máy quận và phường; phải chủ động làm những đầu việc này và xong trước bầu cử HĐND Thành phố nhiệm kỳ mới.
Lưu ý đến TP.Thủ Đức, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đây phải trung tâm kinh tế tri thức, công nghệ của TP.HCM, thậm chí cả nước. Không chỉ dừng lại ở đó, TP.Thủ Đức còn là thành phố đáng sống, thành phố xanh và thành phố hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, phải xác định một số hạ tầng đặc thù ở TP. Thủ Đức như hạ tầng viễn thông, công viên phần mềm, trung tâm khởi nghiệp.
TP.HCM ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông năm 2021Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch HĐND TP.HCM, cho biết, định hướng năm 2021, TP.HCM sẽ đầu tư đồng bộ kết nối hạ tầng giao thông và giải quyết việc tồn đọng đối với các nhóm dự án trọng điểm.Thứ nhất, ưu tiên hoàn thành và đưa vào vận hành các dự án chống ngập; cơ bản hoàn tất thi công và đưa vào vận hành khai thác thương mại tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên; hoàn tất giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.Thứ 2, Thành phố kịp khởi công các nhóm dự án vào tháng 6/2021, trong đó có Bệnh viện Đa khoa huyện Hóc Môn, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ, bến xe buýt Củ Chi, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý.
Năm 2021, TP.HCM sẽ ưu tiên phát triển hàng loạt hạ tầng giao thông (ảnh: Lê Toàn) |
Song song đó là mục tiêu giải quyết các vấn đề cấp bách về giảm ùn tắc giao thông, chống ngập và giảm ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải, chất thải rắn... Thành phố sẽ phát triển hợp lý khu vực kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành.Thứ 3, Thành phố sẽ hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với các dự án nhà hát giao hưởng - nhạc, vũ kịch, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức và cuối cùng là hoàn thành sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2 ).Mặt khác, thành phố sẽ tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thành khu đô thị mới Thủ Thiêm trước năm 2030. Trong đó, Thành phố có đổi mới về phương thức chuẩn bị đất cho nhà đầu tư, thí điểm đổi mới trong tổ chức thực hiện các dự án cải tạo và phát triển đô thị theo định hướng tích hợp.Việc quản lý dựa trên xu thế nắm bắt, quản lý hiệu quả nguồn lực đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt khuyến khích sự tham gia của nguồn lực xã hội. Thành phố sẽ tập trung nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Trong đó, Thành phố chú trọng phát triển hạ tầng dịch vụ thông qua gắn kết, phát huy hiệu quả quy hoạch và huy động tốt các nguồn lực tài chính, công nghệ, đất đai.
Thường vụ Quốc hội sắp bàn về việc thành lập TP.Thủ Đức
Đến dự và phát biểu tại phiên khai mạc HĐND TP.HCM sáng 7/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã xem xét và thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Dự kiến, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 9/12 tới đây sẽ xem xét việc thành lập TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM.
"Đây là những cơ chế pháp lý quan trọng đáp ứng nguyện vọng, sự chờ đợi của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP.HCM, từ đó tạo động lực, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Thành phố trong thời gian tới", ông Lưu nhìn nhận.
Để thực hiện chính quyền đô thị, ông Lưu cho rằng TP.HCM cần có sự phối hợp với các cơ quan Chính phủ, đồng thời kiện toàn bộ máy chuyên trách HĐND Thành phố khi triển khai thực hiện chính quyền đô thị, chú trọng công tác vận động nhân dân đoàn kết, đồng lòng.