Trong cuộc họp của các Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 ở Bali, Indonesia, ông Cormann cho biết, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã đặt ra “một gánh nặng nặng nề cho thế giới”.
"Nó dẫn đến tăng trưởng chậm hơn, lạm phát cao hơn, giá năng lượng cao hơn, giá lương thực cao hơn, thách thức an ninh lương thực, vì vậy thế giới rõ ràng sẽ tốt hơn nếu như cuộc xung đột này dừng lại”, ông Mathias Corman cho biết.
Hôm thứ Năm (14/7), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng, việc áp trần giá dầu của Nga sẽ rất quan trọng để giảm lạm phát. Theo dữ liệu mới nhất được công bố trong tuần này, lạm phát tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6 đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 40 năm là 9,1%, cao hơn mức dự báo của các nhà kinh tế.
“Việc áp trần giá đối với dầu của Nga là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của chúng tôi để giải quyết nỗi đau mà người Mỹ và các gia đình trên toàn thế giới đang phải đối mặt với bơm xăng và cửa hàng tạp hóa”, bà Yellen cho biết.
“Bất kỳ biện pháp nào để tăng nguồn cung sẽ làm giảm giá dầu và chúng tôi sẽ đạt được hiệu quả mong muốn”, ông Mathias Corman cho biết.
“Thông điệp của tôi là, có những lựa chọn khả dụng cho thế giới trong bối cảnh nền kinh tế thị trường toàn cầu mở thông qua việc gia tăng sản xuất từ các nguồn khác, chúng tôi có thể tạo ra một phần chênh lệch đó và chúng tôi có thể giúp đảm bảo rằng giá cả ổn định ở mức phù hợp tại một mức thích hợp hơn”, ông Mathias Corman cho biết.
Trong khi xung đột Nga-Ukraine đã gây áp lực rất lớn lên thế giới, giá dầu tăng chỉ là “một biểu hiện” của “gánh nặng chi phí”.
“Điều thực sự quan trọng là phần còn lại của thế giới gắn bó với nhau và làm việc cùng nhau để giúp giảm bớt một số tác động đó”, ông nói thêm.