Dữ liệu kinh tế công bố hôm thứ Ba từ Bộ Lao động cho thấy, tỷ lệ việc làm được tuyển dụng mới tại các công ty Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 3, đạt 8 triệu việc, trong khi tháng 2 con số ngày ghi nhận 7,5 triệu việc.
Đây là bằng chứng củng cố thêm báo cáo việc làm đáng thất vọng được công bố cuối tuần trước, cho thấy tình trạng nguồn cung lao động không theo kịp với nhu cầu tăng cao do các nhà tuyển dụng tranh giành để tìm lao động có trình độ.
Ngoài ra, Hiệp hội Quốc gia các nhà Kinh doanh Độc lập (NFIB) cho biết hôm thứ Ba, cuộc khảo sát tháng 4 của họ chỉ ra con số kỷ lục 44% doanh nghiệp nhỏ báo cáo không đủ nhân công lấp đầy các vị trí bỏ trống.
Tình trạng thiếu nhân công cùng với nhu cầu hàng hoá bùng nổ sau mở cửa kinh tế khiến giá cả tăng đột biến là điều không thể tránh khỏi.
Thị trường đang bất an trước khi chính phủ Mỹ công bố dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào ngày thứ Tư (12/5). Số liệu này sẽ cho thấy lạm phát tăng mạnh ở Mỹ và buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải bắt đầu thắt lại chính sách tiền tệ nới lỏng hiện tại, bao gồm nâng lãi suất hoặc cắt giảm chương trình mua tài sản hàng tháng.
Trong khi đó, Thống đốc Fed Lael Brainard, trong một bài phát biểu hôm thứ Ba, nền kinh tế chưa thể đảm bảo sẽ bùng nổ trong tương lai gần và Fed nên kiên nhẫn với lập trường nới lỏng chính sách tiền tệ hiện tại.
Một số quan chức Fed khác, bao gồm Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard, đã nhắc lại vào thứ Ba rằng vẫn chưa đến lúc nói về việc cắt giảm chương trình mua tài sản của ngân hàng trung ương.
Mặt khác, chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, đóng cửa ở mức 21,85, mức cao nhất kể từ ngày 11/3.
Kết thúc phiên 11/5, chỉ số Dow Jones giảm 473,66 điểm (-1,36%), xuống 34.249,16 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 36,33 điểm (-0,87%), xuống 4.152,10 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 12,43 điểm (-0,093%), xuống 13389,43điểm.
Chứng khoán châu Âu chìm trong biển lửa trong phiên giao dịch ngày thứ Ba Tâm lý lo lắng trước việc lạm phát tăng cao khiến cổ phiếu du lịch, bán lẻ và công nghệ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Kết thúc phiên 11/5, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 175,69 điểm (-2,47%), xuống 6.947,99 điểm. Chỉ số DAX tại giảm 175,69280,66 điểm (-1,82%), xuống 15.119,75 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 118,60 điểm (-1,86%), xuống 6.267,39 điểm.
Chứng khoán châu Á hầu hết giảm điểm trong phiên hôm qua. Chứng khoán Nhật Bản lao dốc, chịu ảnh hưởng từ đà bán tháo trên phố Wall phiên đêm trước.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu các công ty tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe.
Chứng khoán Hồng Kông và Hàn Quốc cũng không tránh khỏi tác động từ phố Wall đêm trước và giảm mạnh.
Kết thúc phiên 11/5, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 909,75 điểm (-3,08%), xuống 28.608,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 13,85 điểm (+0,40%), lên 3.441,85 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 581,85 điểm (-2,03%), xuống 28.013,81 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 39,87 điểm (-1,23%), xuống 3.209,43 điểm.
Giá vàng phiên đêm qua tăng nhẹ trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy giảm, dù lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của chính phủ Mỹ đã tăng phiên ba liên tiếp.
Kết thúc phiên 11/5, giá vàng giao ngay tăng 1,90 USD (+0,10%), lên 1.837,90 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 1,50 USD (-0,08%), xuống 1.836,10 USD/ounce.
Giá dầu giao tăng cao hơn trong phiên đêm qua. Thị trương bắt đầu lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung sau sự cố một trong những đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất của Mỹ gặp phải tấn công mạng buộc phải đóng cửa đến hết tuần.
Trong khi đó, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 2,5 triệu thùng trong tuần gần đây nhất, theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ công bố hôm thứ Ba.
Kết thúc phiên 11/5, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 0,36 USD (+0,6%), lên 65,28 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 0,23 USD (+0,3%), lên 68,55 USD/thùng.