Nỗi lo chiến tranh thương mại bao trùm thị trường toàn cầu

(ĐTCK) Trong tuần qua, các thị trường chứng khoán, vàng, dầu thô đồng loạt giảm mạnh do nỗi lo cuộc chiến thương mại leo thang.
Nỗi lo chiến tranh thương mại bao trùm thị trường toàn cầu

Phố Wall đồng loạt giảm trong phiên cuối tuần qua khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng khả năng tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và Apple được cho là sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này.

Về kinh tế, theo dữ liệu vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố, lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 8 tạo thêm 190.000 việc làm, cao hơn kỳ vọng, trong khi con số việc làm trong tháng trước được điều chỉnh lên 201.000 việc làm. Số liệu này càng củng cố khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp cuối tháng 9 này.

Dù vậy, đà giảm của phố Wall cũng không quá mạnh nhờ kết quả kinh doanh khả quan với tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp trong S&P 500 trong quý II đạt 9,5%, mức cao nhất kể từ năm 2011 và cao hơn so với mức dự báo tăng 8,2% trong năm nay.

Kết thúc phiên 7/9, chỉ số Dow Jones giảm 79,33 điểm (-0,31%), xuống 25.916,54 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,37 điểm (-0,22%), xuống 2.871,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 20,18 điểm (-0,25%), xuống 7.902,54 điểm.

Trong tuần, với nỗi lo chiến tranh thương mại, chuỗi tuần tăng liên tiếp của phố Wall đã chấm dứt. Cụ thể, Dow Jones giảm 0,19%, chỉ số S&P 500 giảm 1,03%, chỉ số Nasdaq giảm 2,55%.

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu lại hồi phục nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần, nhưng vẫn không thể tránh khỏi tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 do ảnh hưởng từ nỗi lo về chiến tranh thương mại leo thang trên toàn cầu.

Kết thúc phiên 7/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 41,26 điểm (-0,56%), xuống 7.277,70 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Đức tăng 4,38 điểm (+0,04%), lên 11.959,63 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 8,39 điểm (+0,16%), lên 5.252,22 điểm.

Trong tuần, chỉ số FTSE giảm 2,08%, chỉ số DAX giảm 3,27%, chỉ số CAC 40 giảm 2,86%. Đây là tuần giảm thứ 2 liên tiếp và cũng là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 của chứng khoán châu Âu.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm điểm xuống mức thấp nhất 1 tháng do giới đầu tư lo ngại ông Trump sẽ hướng cuộc chiến thương mại sang Nhật Bản. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đại lục hồi phục nhẹ, còn chứng khoán Hồng Kông gần như không đổi trong phiên cuối tuần.

Kết thúc phiên 7/9, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 180,88 điểm (-0,80%), xuống 22.307,06 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 1,35 điểm (-0,00%), xuống 26.973,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,71 điểm (+0,40%), lên 2.702,30 điểm.

Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,24%, chỉ số Hang Seng giảm 3,28%, chấm dứt chuỗi 2 tuần tăng liên tiếp trước đó của cả 2 chỉ số này. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite có tuần giảm thứ 4 liên tiếp với mức giảm 0,84%.

Trên thị trường vàng, báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ khiến đồng USD tăng đã đẩy giảm vàng giảm trở lại trong phiên cuối tuần.

Kết thúc phiên 7/9, giá vàng giao ngay giảm 3,3 USD (-0,28%), xuống 1.196,2 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 2,5 USD/ounce (-0,21%), xuống 1.201,8 USD/ounce.

Diễn biến giá vàng trong tuần cuối tháng 8 tiếp tục không như kỳ vọng của giới phân tích, giống như trong 3 tuần trước đó. Cụ thể, giá vàng giao ngay giảm 0,38% và giá vàng giao tháng 12 giảm 0,42%.

Sau 3 tuần giá vàng diễn biến không như kỳ vọng, giới phân tích đã có cái nhìn thận trọng hơn, nhưng số đông vẫn kỳ vọng vào sự hồi phục của giá kim loại quý. Trong khi đó, giới đầu tư có nhận định khá giống với tuần trước đó.

Cụ thể, trong 17 chuyên gia trả lời tuần này, có 7 người, chiếm 41% dự báo giá vàng sẽ hồi phục trở lại, thấp hơn so với mức 50% so với tuần trước đó; 5 người, chiếm 29% dự báo giá vàng sẽ tiếp tục giảm, cao hơn mức 22% của tuần trước và 5 người, chiếm 22% giữ quan điểm trung lập.

Trong khi đó, trong 676 lượt nhà đầu tư trả lời trực tuyến, có 329 người, chiếm 49% dự báo giá vàng sẽ hồi phục, nhỉnh hơn so với mức 48% của tuần trước, trong khi có 251 lượt người, chiếm 37% dự báo giá vàng sẽ giảm, bằng với tuần trước và 96 lượt, chiếm 14% giữ quan điểm trung lập.

Trên thị trường dầu thô lại có sự trái chiều trong phiên cuối tuần khi giá dầu thô Mỹ gần như không đổi khi đóng cửa chỉ giảm rất nhẹ, trong khi giá dầu thô Brent lại tăng do thông tin về cuộc các cuộc biểu tình bạo lực tại Iraq.

Kết thúc phiên 7/9, giá dầu thô Mỹ giảm 0,02 USD (-0,03%), xuống 67,75 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,33 USD (+0,43%), lên 76,83 USD/thùng.

Trong tuần, giá dầu thô Mỹ giảm 2,94%, giá dầu thô Brent giảm 0,76% và chấm dứt chuỗi 2 tuần tăng liên tiếp trước đó.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục