Cảm nhận của bà về thực trạng ngành quản lý quỹ năm 2015 và dự cảm sự phát triển của ngành năm 2016 ?
Năm 2015 là một năm khởi sắc của ngành quản lý quỹ so với giai đoạn trước. Ước tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ (CTQLQ) nộiđịa đạt xấp xỉ 115.000 tỷ đồng, tăng khoảng 16% so với cuối năm 2014.Mặc dù thị trường còn nhiều diễn biến phức tạp, trong năm 2015 đã có 05 quỹ mới được thành lập, nâng tổng số quỹ trên thị trường là 27 quỹ, cho thấy nỗ lực của các CTQLQ trong việc thu hút vốn đầu tư. Và quan trọng hơn cả là lòng tin của các nhà đầu tư đối với ngành QLQ đã dần trở lại.
Năm 2016 được dự báo là giai đoạnđầy thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu với các rủi ro như: kinh tế Trung Quốc suy giảm, Mỹ tăng lãi suất, châu Âu tăng trưởng thấp dẫn tới lo ngai về sự tồn tại cuả đồng tiền khu vực...
Ngoài ra, thị trường mới nổi và thị trường cận biên cũng phải đối mặt với rủi ro biến động do sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các thị trường này vẫn đang tiếp diễn.
Đối với Việt Nam, mặc dù kinh tế vĩ môđược nhiều tổ chức quốc tế dự báo rất tích cực,thị trường cổ phiếu giai đoạn đầu năm 2016 có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ biến động của thị trường thế giới, e ngại tỷ giá biến động sớm sẽ tác động tới động thái của nhà đầu tư trong ngắn hạn, giá dầu giảm mạnh cũng tác động tới kỳ vọng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp dầu khí từ đó tác động lên tâm lý chung của thị trường.
Trong giai đoạn tiếp theo, yếu tố rủi ro của thị trường cổ phiếu sẽ là dòng tiền và khả năng hấp thụ dòng tiền đối với các đợt ipo, thoái vốn. Xét triển vọng dài hạn, cơ hội sàng lọc cổ phiếu tốt trong bối cảnh thị trường suy giảm mạnh là khá rõ nét, dù rằng không thể bỏ qua cảm tính của thị trường để chọn thời điểm phù hợp. Đây chính là không gian hoạt động của ngành quản lý quỹ để chọn lựa và tìm ra những hàng hóa tốt cho hoạt động đầu tư.
Xin bà chia sẻ cụ thể hơn về thách thức và cơ hội cho ngành quản lý quỹ 2016?
Nhìn chung,cácyếu tố rủi ro sẽ tác động tới tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng đến việc thu hút vốn và phát triển sản phẩm đầu tư. Tuy vậy, có không ít yếu tố tích cực,đầy hứa hẹn cho các CTQLQ Việt Namnhưnguồn hàng cho hoạt động đầu tư đa dạng hơn khi Chính phủđẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn DNNN; cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện, “mở đường” cho việc phát triển các sản phẩm đầu tư mới; thị trường chứng khoán phái sinh(CKPS) ra đời; kế hoạch “mở room” cho nhà đầu tư nước ngoài mở ra cơ hội thu hút các nhà đầu tư lớn…
Tôi tin ngành quản lý quỹ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ hơn nữa và thành công sẽ đến với những công ty có nền tảng tốt và biết nắm bắt thời cơ.
Thực tế, các sản phẩm của ngành quỹ còn khá đơn giản. Theo bà, xu hướng về sản phẩm tới đây của ngành sắp tới là như thế nào?
Đúng là hiện naycác sản phẩm của các CTQLQ Việt Nam đa phần còn khá đơn giản, số lượng và quy mô còn rất nhỏ so với các thị trường phát triển.Khi phát triển sản phẩm mới, một số khó khăn chung thường gặp là chưa tìm được kênh phân phối hiệu quả cho sản phẩm; “khan hiếm” các tổ chức cung cấp dịch vụ; mức độ áp dụng công nghệ tiếp cận khách hàng còn thấp so với các công ty chứng khoán hay ngân hàng; chưa có ưu đãi về thuế, phí… cho nhà đầu tư khi đầu tư thông qua các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, cũng chính vì thực tế còn khá đơn giản này mà tiềm năng để phát triển các sản phẩm mới ở thị trường Việt Nam là rất lớn.
Với khung pháp lý dần được hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế, các CTQLQ sẽ có điều kiện để phát triển các sản phẩm mới như quỹ mở, quỹ ETF, quỹ REIT, quỹ hưu trí khi điều kiện phù hợp.
Ngoài ra, thị trường CKPS ra đời sẽ tạo thêm công cụ cho phép CTQLQ nâng cao hiệu quả đầu tư đồng thời quản lý rủi ro tốt hơn cho danh mục đầu tư của khách hàng, qua đó gia tăng giá trị tài sản quản lý. Đối với các CTQLQ thuộc các tập đoàn tài chính, bảo hiểm, định hướng phát triển các gói sản phẩm đầu tư kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm v.v.. nhằm tận dụng lợi thế riêng là hệ thống khách hàng đã xây dựng sẽ là một điều dễ nhận thấy.
Xin bà chia sẻ thêm thông tin về những kế hoạch, dự định 2016 của Baoviet Fund?
Chúng tôi dự kiến chào bán ra công chúng sản phẩm Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Việt (BVBF) vào cuối tháng 2/2016 sau khi được sự cho phép của UBCKNN. Quỹ BVBF hướng tới mục tiêu cung cấp cơ hội đầu tư an toàn, hiệu quả cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, đối tượng vốn ít có cơ hội tiếp cận với các tài sản đầu tư như trái phiếu chính phủ, trái phiếu DN v.v…
Chúng tôi cũng đang phối hợp với các đơn vị thành viên Bảo Việt để triển khai các sản phẩm quỹ đầu tư, gói sản phẩm kết hợp đầu tư với bảo hiểm và dịch vụ tài chính khác trong tương lai gần. Ngoài ra, dự kiến đến giữa năm nay, hệ thống phần mềm quản lý quỹ chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế do Baoviet Fund đầu tư sẽ được chính thức đưa vào sử dụng, tạo điều kiện cho BVF triển khai và nhanh chóng đưa các sản phẩm tài chính cá nhân có độ phức tạp cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước tiếp cận nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài.