Năm 1953, tổng giám đốc Charles Wilson quả quyết: Cái gì tốt cho General Motors là tốt cho nước Mỹ. Nhà kinh tế học Frédérique Sachwald cũng nói: Lúc đó và cho đến thập niên bảy mươi thế kỷ XX, các công ty đa quốc được xem là một công cụ sức mạnh của quốc gia gốc. Từ đó trở đi không ai phát minh ra một từ ngữ nào hiện đại hơn để chỉ các tập đoàn tài chính, công nghiệp và dịch vụ khổng lồ mà đến thập niên 80 và 90 đã trở thành mũi nhọn của nền kinh tế toàn cầu hóa.
Thế nhưng, đến đầu những năm 2000, tình thế đã hoàn toàn thay đổi. Không còn là cánh tay sắt của các quốc gia, những công ty này trở thành hoàn toàn là những đại cường. Được 4 luồng gió của toàn cầu hóa đẩy đi - giải phóng trao đổi, loại bỏ các luật lệ, gia tốc tiến bộ kỹ thuật, và sự tăng trưởng của các nước mới xuất hiện, chúng đã phát triển khủng khiếp. Đổi lại, chúng đã gia tốc phong trào toàn cầu hóa. Từ con số 3.000 trong năm 1990, các công ty đa quốc đã tăng lên 63.000 vào đầu những năm 2000, theo tấm bản đồ Globalinc hai nhà nghiên cứu Medard Gabel và Henry Bruner thiết lập.
Trong thập niên sáu mươi, hơn 60% công ty đa quốc là của người Mỹ, năm 2012, con số này giảm xuống còn 25% trong số 2.000 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Forbes thiết lập. Bên cạnh người Mỹ, người Âu và Nhật Bản lại xuất hiện thêm Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,
Từ 5 năm qua, chính tại châu Á - Thái Bình Dương là nơi cư trú của phần lớn (773 năm 2012) công ty trong danh sách Global 2000. Chính họ mới thực sự là ông chủ của thế giới, mạnh hơn phần lớn các quốc gia. Từ năm 2000, trong số 100 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, 55 chính là công ty, theo Tổ chức thương mại & phát triển của LHQ - CNUCED. Ngày nay giá trị chứng khoán của công ty đứng hàng đầu thế giới ExxonMobil nằm giữa GDP của hai nước Áo và Bỉ.
Không tính đến những sai lầm của các ngân hàng lớn, nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp, ai cũng phải công nhận thế lực siêu đẳng của các công ty phi - tài chính khổng lồ của thế giới trong đời sống hàng ngày. Chính họ đã tạo ra các phong trào, giá trị của vốn và sức lao động. Chính họ quyết định cái người ta ăn uống và chữa bệnh. Với kỹ thuật số, họ quản lý dữ liệu cá nhân, mạng lưới xã hội và công trình văn hóa.
Không ai dám tố cáo các công ty đa quốc gia. Họ luôn tạo ra sản phẩm mới và dịch vụ tốt nhất với giá rẻ nhất. Đặc biệt họ còn là một bánh răng của chủ nghĩa tư bản tài chính. Họ đầu tư vào những vùng đất có luật lệ tài chính, môi trường và xã hội lỏng lẻo nhất. Nhu cầu phát triển và cạnh tranh khiến các nước mới nổi lên trở thành những đối thủ khủng khiếp của nhau.
Bản chất là lợi nhuận trước mắt, các tập đoàn đa quốc gia buộc phải khẩn cấp cải tổ cơ cấu. Tại các diễn đàn lớn như Davos hay câu lạc bộ Bilderberg, các chính phủ trở thành vật cản trở. Frédérique Sachwald nói: Họ bị xem là vô dụng. Đứng trước những thế lực cạnh tranh khủng khiếp và tốc hành này, các nhà chính trị có vẻ như bất lực. Họ ngây thơ? Cùng chung lý tưởng? Sức mạnh địa dư làm cho bị hạn chế? Tham nhũng kín đáo? Dĩ nhiên là tổng hợp cả 4 yếu tố này. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, dù sao, các chính phủ cũng phải trải thảm đón tiếp họ, tranh giành nhau từng nhà đầu tư và công việc làm.
May thay, các chính phủ đã bắt đầu hành động. Ai có thể tin Anh quốc vào tháng 6-2013 tại Hội nghị G-20 sẽ phát động chiến dịch tấn công nạn thất thoát tài chính? Nhiều tổ chức phi chính phủ như Sherpa, Oxfam, Trillium đang buộc các công ty đa quốc gia phải chịu trách nhiệm xã hội và môi trường, mà từ lâu họ đã được công luận bỏ qua.