Nhu cầu về trung tâm dữ liệu tăng vọt

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Savills, nhu cầu về các cơ sở trung tâm dữ liệu đám mây sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần và sẽ mang lại các yêu cầu mới cho các cụm cơ sở hạ tầng.
Ảnh: Shutterstock. Ảnh: Shutterstock.

Để đáp ứng sự gia tăng bùng nổ này về nhu cầu dung lượng lưu trữ, số lượng trung tâm dữ liệu đang mở rộng nhanh chóng trên toàn cầu và ở mọi hình dạng và kích thước (siêu tần, đám mây, cạnh, vi mô và mô-đun).

Đông Nam Á là khu vực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng trung tâm dữ liệu toàn cầu. Công ty Technavio đã ước tính rằng các trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 14% từ năm 2019 đến năm 2023.

Đại dịch Covid đã đặt ra những câu hỏi quan trọng về những điều sẽ tác động đến các trung tâm dữ liệu trong khu vực và điều này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng chung như thế nào.

Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định: "Đông Nam Á chứng kiến các thị trường ở những giai đoạn phát triển khác nhau và tất cả đều có những năng lực rất khác nhau, bất kỳ sự thiết lập nào của hệ sinh thái trung tâm dữ liệu sẽ diễn ra không đồng đều ở các quốc gia này. Với giả thiết rằng điện toán đám mây là một động lực thúc đẩy nhu cầu lưu trữ dữ liệu đáng kể, sự sẵn sàng của thị trường có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của phân khúc trung tâm dữ liệu".

Savills cho biết, khảo sát toàn cầu của Snow Software với 250 nhà lãnh đạo công nghệ thông tin vào tháng 6/2021 cho thấy, 82% người được hỏi cho biết, họ đã tăng cường sử dụng đám mây để cho phép làm việc từ xa, trong khi 45% người được hỏi có kế hoạch đẩy nhanh năng lực của hệ thống đám mây của họ.

Dữ liệu của Savills trong quý I/2021 cho thấy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ số đã tăng đáng kể so với lượng tăng của thập kỷ trước. Riêng trong năm 2020, 59% dân số toàn cầu đã được kết nối Internet, con số này chỉ là 26% năm 2010. Song song với đó, lưu lượng Internet toàn cầu đã lên gấp 12 lần.

Lượng dữ liệu thu thập được cũng đồng thời tăng với tốc độ chưa từng có với sự phát triển không ngừng của Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), tương tác thực tế ảo (AR) hay blockchain. Đến năm 2026, quy mô của thị trường dữ liệu toàn cầu dự kiến sẽ đạt 251 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ là 4,5%.

Thành Nguyễn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục