Cụ thể, Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận thặng dư thương mại lớn trong năm 2022. Đây là nguồn ngoại tệ lớn giúp Việt Nam tăng cường dự trữ ngoại tệ, từ đó ổn định giá trị đồng tiền nội tệ.
Đặc biệt, trong năm 2022, bên cạnh các doanh nghiệp FDI, vốn là động lực chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu, các doanh nghiệp nội địa cũng đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu ở mức hai con số; Lạm phát của Việt Nam đang nằm trong mục tiêu kiểm soát của Chính phủ và khả năng sẽ giữ lạm phát ở mức mục tiêu 4% trong năm 2022;
Ngoài ra, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2021, nếu loại trừ lạm phát thì mức tăng trưởng ròng là 15,1%.
Với mùa mua sắm tiêu dùng cuối năm và Tết Âm lịch 2023 đến sớm, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng cuối năm...
Các ngành nghề được dự báo tăng trưởng tích cực trong giai đoạn kinh tế phục hồi theo ông Tuấn dự báo sẽ là các ngành nghề hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như đầu tư phát triển Khu Công nghiệp, Điện - Nước, Cơ sở hạ tầng, Logistics; Ngành bán sỉ và bán lẻ tiếp tục là chủ điểm đầu tư nhờ vào sự hồi phục sức mua mạnh mẽ từ tiêu dùng nội địa, và mùa mua sắm cao điểm cuối năm tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu; Ngành du lịch và dịch vụ hàng không đang trong quá trình hồi phục mạnh mẽ sau khi Việt Nam mở cửa đón khách du lịch nước ngoài và nhu cầu du lịch nội địa sau dịch.
Đánh giá từ Bloomberg cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng tốt trong năm nay, với mức dự báo tăng trưởng thu nhập mỗi cổ phiếu của thị trường là 19,89% trong năm 2022. Đặc biệt, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam (P/E) đang được xem là đang ở trong vùng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, là cơ hội để đầu tư vào thị trường nhằm hưởng lợi trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhiều điểm sáng và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Theo bà Nguyễn Lê Diễm Hằng – Giám đốc Phân phối và Phát triển sản phẩm- Manulife Investment, nhu cầu đầu tư vẫn rất lớn điều này cũng tạo điều kiện phát triển cho các quỹ đầu tư. Tiềm năng của các quỹ mở tại Việt Nam vô cùng lớn và quỹ mở sẽ ngày càng trở nên phổ biến, thân thuộc với đại đa số người dân.
Cũng giống như các nước phát triển như Mỹ, có đến 45% hộ gia đình Mỹ đầu tư vào quỹ mở và 90% số đó là để phục vụ mục đích hưu trí thì Việt Nam cũng vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập trung bình đầu người của người dân ngày càng tăng theo đó nhu cầu đầu tư và tích lũy tài sản cũng sẽ bùng nổ.
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, chiến lược của Quỹ mở Manulife vẫn là tiếp tục nhận diện và phân biệt rõ ràng giữa các công ty sẽ đang trong giai đoạn sụt giảm và suy thoái với các công ty có thể mang lại hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng bền vững. Từ đó, tập trung vào nhóm các công ty mạnh, có thể tồn tại và tiếp tục phát triển ngay cả khi đang ở chu kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng và kéo dài.
Ngoài ra, Quỹ cũng sẽ tiếp tục tuân thủ quan điểm đầu tư thận trọng, tập trung quản trị rủi ro, với tầm nhìn đầu tư dài hạn sẽ vẫn là chiến lược tốt nhất để bảo vệ giá trị tài sản của Quỹ mở Manulife từ những biến động khó lường của thị trường...
Hiện tại, Quỹ mở Manulife cũng đã có kênh YouTube riêng với tên gọi “Quỹ đầu tư Manulife”, nhằm cung cấp kiến thức và thông điệp tài chính dễ hiểu, dễ nhớ để các nhà đầu tư cá nhân có thể theo dõi và tìm hiểu cho kế hoạch tài chính của mình. Trong tương lai gần, Quỹ mở Manulife cũng sẽ tiếp cận nhiều hơn các nền tảng xã hội để các nhà đầu tư cá nhân có thể tiếp cận thông tin dễ dàng và thuận lợi hơn.