Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

(ĐTCK) Nhà đầu tư vẫn chủ yếu đứng ngoài quan sát khiến thị trường thiếu động lực để tăng điểm, chỉ số VN-Index đã giằng co và quay đầu giảm điểm trong tuần thứ 2 của tháng 4. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.
Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

* Phiên giao dịch đầu tuần 8/4: Mặc dù thanh khoản thị trường không mấy cải thiện nhưng đà tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu dầu khí cùng các trụ cột khác như VHM, VCB, đã kéo VN-Index lên mức cao nhất ngày, tiến gần hơn với ngưỡng kháng cự mạnh 1.000 điểm.

Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 8,3 điểm (+0,84%) lên 997,56 điểm, HNX-Index tăng 1,05 điểm (+0,98%) lên 108,93 điểm, UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,29%) xuống 56,76 điểm.

Về phần các Dự, TVSI và BVSC cùng đưa ra nhận định xu hướng thị trường sẽ tiếp tục diễn biến phân hóa mạnh mẽ, trong đó BVSC cho rằng thị trường đang rơi vào trạng thái biến động không rõ rằng về mặt xu hướng nên khả năng tìm kiếm lợi nhuận sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, BSC nhận định thiếu chuẩn xác khi dự báo thị trường vẫn chưa có dấu hiệu tăng điểm rõ ràng.

Mặt khác, VND cho rằng, mức độ lan tỏa hiện vẫn khá thấp để có sự đồng thuận tăng điểm mạnh, nhưng nhìn chung trạng thái thị trường đã bớt tiêu cực hơn so với vài tuần trước đây.

* Sang phiên giao dịch ngày 9/4: Sau những nhịp rung lắc, liên tục lên xuống quanh mốc tham chiếu, chỉ số VN-Index đã thoái lui và bị đẩy về dưới sát mốc 990 điểm khi chốt phiên sáng.

Sang phiên chiều, lực cầu gia tăng giúp thị trường dần thu hẹp đà giảm. Tuy nhiên, dòng tiền tham gia chưa đủ mạnh trong khi lực bán dần gia tăng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Chỉ số VN-Index chưa thể chạm được mốc tham chiếu đã bị đẩy lùi sâu, xuyên thủng ngưỡng kháng cự 990 điểm vừa được tạo lập.

Đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 9,08 điểm (-0,91%) xuống 988,48 điểm, HNX-Index giảm 1,22 điểm (-1,12%) xuống 107,71 điểm, UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,33%) xuống 56,58 điểm.

Về phần các Dự, PHS nhận định sai khi dự báo xu hướng phục hồi của thị trường đang quay trở lại, thị trường có thể tiến lên thử thách các ngưỡng kháng cự cao hơn.

Cũng có quan điểm trái ngược xu hướng, TVSI nhận định VN-Index có thể sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 1.000-1.010 điểm với sự dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn, trong đó nổi bật là GAS, VCB. Tương tự, MBS và VND cũng dự báo thị trường sẽ tiếp tục tăng.

Trong khi đó, BSC khuyến nghị nhà đầu tư nên cẩn trọng quan sát diễn biến Brexit và diễn biến thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ.

* Trong phiên giao dịch 10/4: Sau khi được cứu qua mốc 980 điểm trong cuối phiên sáng, lực cầu bắt đáy tồn dư tiếp tục kéo sang phiên chiều, đã giúp VN-Index đi lên ngưỡng 985 điểm. Tuy nhiên, lực cầu rụt lại, trong khi lượng cung gia tăng tại các mã lớn đã khiến thị trường quay đầu và chỉ may mắn mới giữ được ngưỡng hỗ trợ 980 điểm khi chốt phiên.

Đóng cửa, VN-Index giảm 6,57 điểm (-0,66%) xuống 981,91 điểm, HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,25%) xuống 107,43 điểm, UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,02%) xuống 56,56 điểm.

Về phần các Dự, TVSI nhận định khá đúng khi dự báo áp lực giảm điểm lên chỉ số và dao động giá ngắn hạn tiếp tục được đánh giá sẽ duy trì trạng thái đi ngang với biên độ 950-1.000 điểm.

Trái lại, BVSC nhận định sai khi cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ hồi phục trở lại khi tiếp cận vùng hỗ trợ 983- 986 điểm. Tương tự, MBS cũng cho rằng phiên giảm điểm ngày 9/4 chưa ảnh hưởng đến đà hồi phục ngắn hạn của thị trường.

Trong khi đó, PHS nhận định khá chung chung khi cho rằng thị trường đang có sự giằng co và chưa rõ ràng về mặt xu hướng trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng danh mục hiện tại ở mức cân bằng và quan sát kĩ thị trường trước khi có các vị thế giải ngân mới.

* Đến phiên giao dịch 11/4: Dòng tiền chững lại ở gần như tất cả các nhóm ngành cổ phiếu khi nhà đầu tư thận trọng, chọn cách giữ tiền đứng ngoài quan sát. Tuy nhiên, nhờ sự tỏa sáng kịp thời của VIC, VN-Index đã được kéo thẳng đứng từ mức tham chiếu lên mức cao nhất ngày.

Đóng cửa, VN-Index tăng 4,04 điểm (+0,41%) lên 985,95 điểm, HNX-Index tăng nhẹ 0,14 điểm (+0,13%) lên 107,57 điểm, UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,13%) xuống 56,49 điểm.

Về phần các Dự, PHS nhận định sai khi dự báo thị trường vẫn đang khá rủi ro trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư cần thận trọng quan sát và đưa tỷ trọng danh mục về mức an toàn để tránh các biến động bất ngờ từ thị trường.

Trái lại, TVSI nhận định đúng khi cho rằng: Việc cây nến dạng Hammer hình thành báo hiệu khả năng tăng điểm trở lại của chỉ số.

Trong khi đó, BSC vẫn bảo lưu quan điểm khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi diễn biến vĩ mô trên thế giới, đặc biệt là giữ tâm lý thận trọng trước rủi ro cuộc chiến thương mại thứ hai bùng nổ.

* Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 12/4: Sau khi chạm mốc 980 điểm thị trường đã đảo chiều bật ngược đi lên, tuy nhiên với lực cầu khá yếu, cùng sự phân hóa nhẹ ở nhóm cổ phiếu bluechip, chỉ số VN-Index đã không thể lấy lại mốc tham chiếu mà diễn biến lình xình đi ngang trong suốt cả phiên sáng.

Không đón nhận thêm thông tin hỗ trợ tích cực, thị trường từng bước nhích nhẹ với diễn biến khởi sắc ở nhóm cổ phiếu dầu khí, tuy nhiên khi tiến gần hơn tới mốc tham chiếu, áp lực bán gia tăng đã kéo VN-Index giật lùi trở lại.

Đóng cửa, VN-Index giảm 3,05 điểm (-0,31%) xuống 982,9 điểm, HNX-Index tăng 0,13 điểm (+0,12%) lên 107,7 điểm, UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (+0,28%) lên 56,64 điểm.

Về phần các Dự, PHS nhận định khá trung lập nhưng vẫn có phần đúng khi cho rằng, Thị trường đang có sự giằng co và chưa rõ ràng về mặt xu hướng trong ngắn hạn, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng danh mục hiện tại ở mức cân bằng và quan sát kĩ thị trường trước khi có các vị thế giải ngân mới.

Tương tự, TVSI cũng dự báo chỉ số sẽ dao động đi ngang.

Trong khi đó, MBS đưa ra 2 phương án, đó là trong trường hợp xấu hơn là có sự điều chỉnh thì khả năng chỉ là retest đáy ngắn hạn, ngược lại nếu thị trường tiếp tục có tiến triển thì vẫn dao động tích lũy là chủ yếu vì dòng tiền lớn vẫn chưa xuất hiện.

T.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục