Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

(ĐTCK) Chốt tuần này, VN-Index tạo mức đỉnh lịch sử mới, tuy nhiên thanh khoản liên tiếp sụt giảm và diễn biến chủ yếu là giằng và rung lắc. VN-Index tăng 20,87 điểm (+1,8%) lên 1.174,46 điểm; HNX-Index tăng 0,58 điểm (+0,4%) lên 132,46 điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.
Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

* Phiên giao dịch đầu tuần 26/3, Rất nhanh chóng, thị trường đã lấy lại đà tăng trong phiên giao dịch sáng nay, dug phiên tuần trước điều chỉnh mạnh, bất chấp số mã giảm vẫn chiếm ưu thế.

Phiên giao dịch chiều, lực cầu đã gia tăng mạnh ở một số mã lớn, nhất là VIC, MSN, BVH, SAB, VJC, VCB…, giúp VN-Index nhanh chóng bật tăng mạnh, vượt qua mức đỉnh đóng cửa lịch sử xác lập phiên 22/3 khi kết thúc đợt khớp lệnh liên tục.

Trong đợt khớp ATC, lực cung gia tăng khiến một số mã lớn như VIC, VNM, VJC mất mức giá cao nhất ngày, trong khi PVD lao xuống mức sàn, GAS quay đầu điều chỉnh khiến VN-Index hụt mất mốc đỉnh đóng cửa lịch sử.

Đóng cửa, VN-Index tăng 17,63 điểm (+1,53%), lên 1.171,22 điểm; HNX-Index tăng 1,79 điểm (+1,36%), lên 133,67 điểm; UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,19%), lên 60,03 điểm.

Về phần các Dự, hầu hết các công ty chứng khoán đã nhận định thiếu chính xác, phần lớn do những tín hiệu điều chỉnh quá mạnh trong phiên cuối tuần trước, và cho rằng áp lực bán sẽ tiếp tục duy trì và chỉ số sẽ điều chỉnh (BVSC), hay FPTS cho rằng trạng thái rủi ro ngắn hạn đang ở mức cao và cùng chung ý kiến, KBSV cho rằng, ức rủi ro của thị trường đang tăng nhanh trở lại.

* Sang phiên 27/3, VN-Index sớm vọt lên mức đỉnh mới 1.187 điểm ngay khi mở cửa. Song dường như việc hưng phấn quá sớm đã "làm hại" VN-Index, bởi ngay sau đó, áp lực bán gia tăng mạnh, đẩy VN-Index thoái lui.

Trong phiên chiều, một lần nữa VN-Index thử sức với vùng 1.180 điểm, nhưng thêm một lần lực bán mạnh lại diễn ra, nhất là ở nhóm cổ phiếu dầu khí và ngân hàng, cũng như một số mã lớn khác, đẩy VN-Index lao thẳng xuống dưới tham chiếu.

May nhờ sự khởi sắc của VNM, cùng sự giúp sức của VJC, HDB, nên VN-Index giữ được sắc xanh nhạt khi chốt phiên, nhưng không thể lấy lại được mức đóng cửa lịch sử thiết lập phiên thứ Năm tuần trước. 

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,51 điểm (+0,04%) lên 1.171,73 điểm; HNX-Index giảm 0,38 điểm (-0,29%) xuống 133,29 điểm. UPCoM-Index tăng 0,24 điểm (+0,4%) lên 60,27 điểm.

Về phần các Dự, một lần nữa BVSC cho rằng nhiều khả năng áp lực chốt lời tiếp tục ở mức cao. Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index hiện được chúng tôi đánh giá ở mức cao.

Cùng chung quan điểm, BSC cho rằng, áp lực bán mạnh gia tăng vùng đỉnh sẽ rung lắc tiếp tục diễn ra.

Trong khi đó, FPTS mong chờ tín hiệu “breakout” của VN30 tại 1.150 điểm. Còn PHS lạc quan hơn, khi cho rằng VN-Index có thể sẽ tiến lên các ngưỡng cao hơn.

SHS vẫn cho rằng, VN-Index có thể tiếp tục đi ngang và giằng co trong biên độ 1.150-1.180 điểm.

* Sang phiên 28/3, trong phiên sáng,  áp lực bán từ cuối phiên hôm qua lan sang cùng nhóm cổ phiếu lớn cũng đang giao dịch thiếu hiệu quả là nguyên nhân khiến VN-Index đang rung lắc mạnh quanh vùng 1.172-1.174 điểm.

Sau giờ nghỉ trưa, sự giằng co do áp lực bán thường trực của phiên sáng đã giảm bớt, VN-Index nhận lực cầu lớn, leo thẳng lên sát ngưỡng 1.180 điểm, nhưng mốc điểm này thực sự “khó nhằn”, khi nhiều phiên vươn lên đỉnh này đã bị đẩy mạnh ngược xuống.

Diễn biến này thêm một lần nữa xuất hiện, VN-Index nhanh chóng thoái lui, về sát tham chiếu và rung lắc và đóng cửa chỉ giữ được sắc xanh nhạt.

Đóng cửa, sàn HOSE có 120 mã tăng và 160 mã giảm, VN-Index tăng 0,51 điểm (+0,04%), lên 1.172,24 điểm; HNX-Index giảm 0,73 điểm (-0,55%), xuống 132,56 điểm; UpCoM-Index giảm 0,52 điểm (-0,87%), xuống 59,75 điểm.

Về phần các Dự, BSC dự đoán khá chính xác khi nhận định  áp lực bán vùng đỉnh sẽ tiếp tục khiến thị trường rung lắc, cùng chung quan điểm và nêu thêm sự phân hóa sẽ tiếp tục ở mức cao là BVSC.

FPTS khuyến nghị nhà đầu tư Giảm bớt lượng cổ phiếu có yếu tố đầu cơ cao, và nên hạn chế các hoạt động T+ do thị trường không có nhiều động lực đi lên (PHS).

Trong khi SHS vẫn cho rằng chỉ số sẽ hgiằng co với biên độ chặt chẽ dần trong khoảng 1.160-1.180 điểm thì KBSV tiếp tục khuyến nghị đứng ngoài thị trường quan sát

Sang phiên 29/3, trong phiên sáng, sau khi giằng co trong nửa đầu phiên, VN-Index đã chính thức chia tay mốc 1.170 điểm khi nhóm vốn hóa lớn không khoe sắc cùng thanh khoản suy giảm mạnh.

Tuy nhiên, sau đó, một số cổ phiếu lớn hồi dần, nhóm VN30 cũng cố gắng có thêm một vài mã tăng đã kéo VN-Index trở lại, nhưng thời gian là không đủ, VN-Index chính thức chốt phiên trong sắc đỏ.

Sang phiên chiều, sau ít phút cố gắng kéo VN-Index trở lại sắc xanh thì chỉ số đã gần như rơi khá nhanh, VN-Index lao xuống dưới ngưỡng 1.165 điểm, trước khi hồi dần trở lại về cuối phiên,

Đợt khớp ATC thì chỉ số còn bị kéo thêm xuống, VN-Index chính thức giảm điểm sau 2 phiên chỉ giữ được sắc xanh nhạt.

Đóng cửa, VN-Index giảm 5,21 điểm (-0,44%), xuống 1.167,03 điểm; HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,51%), xuống 131,88 điểm; UpCoM-Index tăng 0,46 điểm (+0,77%), lên 60,21 điểm

Về phần các Dự, BVSC có thêm một nhận định khá chính xác khi cho rằng, rủi ro điều chỉnh của VN-Index hiện vẫn được đánh giá ở mức cao.

Trong khi đó, BSC nhận định, chỉ số VN-Index tiếp tục đấu tranh quanh vùng đỉnh trước khi có những tín hiệu đột phá và khuyến nghị nhà đầu tư nên cân bằng tỷ trọng cổ phiếu và tiền mặt.

FPTS cũng đưa ra những tín hiệu cảnh báo và khá chính xác khi nhận định độ rộng thị trường vẫn nghiêng về số mã giảm giá trong khi các BlueChips thuộc nhóm ngân hàng và dầu khí đang bị bán mạnh là nguyên nhân khiến chúng tôi lo ngại khả năng sụt giảm bất ngờ có thể xảy ra.

SHS giữ nguyên nhận định chỉ số tiếp tục giằng co và đi ngang với biên độ trong khoảng 1.160-1.180 điểm.

* Phiên giao dịch cuối tuần 30/3, trong phiên giao dịch sáng, sau nửa phiên đầu giằng cơ quanh tham chiếu, VN-Index bị đẩy xuống dưới 1.160 điểm khi nhóm ngân hàng tiếp tục bị chốt lời.

Tuy nhiên, tại mốc điểm này, lực cầu bắt đáy đã hoạt động tốt, trong khi lực cung cũng tiết giảm, VN-Index bật trở lại và chốt phiên trong sắc xanh.

Bước vào phiên chiều, cùng với đà tăng mạnh của nhóm dầu, cùng VIC đảo chiều tăng mạnh đã giúp VN-Index nới rộng đà tăng.

Dù có lúc gặp rung lắc do áp lực bán tại nhóm ngân hàng, nhưng với sự khởi sắc của VIC, đà tăng mạnh của VJC, MSN, GAS, PLX, SAB, giúp VN-Index lấy lại đà tăng, và đóng cửa ở mức cao lịch sử mới.

Đóng cửa, VN-Index tăng 7,43 điểm (+0,64%), lên 1.174,46 điểm; HNX-Index tăng 0,58 điểm (+0,44%), lên 132,46 điểm; UPCoM-Index tăng 0,46 điểm (+0,76%), lên 60,66 điểm.

Về phần các Dự, hầu hết các công ty chứng khoán đều đưa ra những nhận định thiếu chính xác khi cho rằng các chỉ số đang tạm thời chững lại (BSC); Chỉ số có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh (PHS); Rủi ro điều chỉnh của thị trường hiện vẫn được đánh giá ở mức cao (BSC).

Trong khi đó, KBSV dự đoán khá chính xác khi nhận định nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp diễn giảm điểm và SHS cho rằng VN-Index có thể sẽ hồi phục nhẹ để lấy lại ngưỡng 1.170 điểm.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,282.89 -7.29 -0.57% 110,614 tỷ
HNX 242.87 -1.05 -0.43% 1,001 tỷ
UPCOM 91.5 0.02 0.02% 366 tỷ