Trong khi đó, dòng tiền đã chuyển hướng chảy mạnh vào nhóm bất động sản, giúp nhóm này có phiên khởi sắc, góp phần giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm trong phiên hôm cũng là phiên tăng thứ 6 liên tiếp. Tuy nhiên, VN-Index không thể giữ được mốc 1.160 điểm.
Đóng cửa, VN-Index tăng 9,03 điểm (+0,79%), lên 1.159,22 điểm; HNX-Index tăng 1 điểm (+0,75%), lên 134,1 điểm; UPCoM-Index giảm 0,69 điểm (-1,12%), xuống 61,11 điểm
Trong khi BVSC thiên về khả năng chỉ số VN-Index sẽ sớm bước vào một đợt điều chỉnh trong ngắn hạn, trong khi thị trường chỉ có 1 phiên duy nhất điều chỉnh mạnh cuối tuần.
Ngược lại, SHS nhận định đúng cho phiên cuối tuần khi cần lưu ý rủi ro đến từ diễn biến của các TTCK lớn trên thế giới
PHS nhận định khá chính xác khi cho rằng VN-Index có thể tiếp tục đi lên trong các phiên tới dưới sự dẫn dắt của các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Trong phiên chiều, sau nửa hơn 30 phút lình xình quanh mức đóng cửa của phiên sáng, VN-Index đã nới rộng đà tăng, chinh phục mức đỉnh của ngày 1.166 điểm với sự khởi sắc của SCR, DHG trước khi bị đẩy lùi trở lại.
Khi bước vào đợt ATC, nỗi lo lại đến với nhà đầu tư khi lực cung gia tăng mạnh tại một số mã lớn, đặc biệt là ở VNM, GAS, hay NVL, HPG, HDB khiến VN-Index trượt dốc.
Tưởng chừng chỉ số này sẽ xuyên thủng mốc tham chiếu, thì bất ngờ lại dừng lại ngay sát điểm xuất phát với sắc xanh nhạt nhờ đà tăng vững của MSN, MWG, ROS, DHG, BID, FPT, VPB.
Đóng cửa, VN-Index tăng nhẹ 0,17 điểm (+0,01%), lên 1.159,39 điểm; HNX-Index tăng 1,18 điểm (+0,88%), lên 135,28 điểm; UPCoM-Index giảm nhẹ 0,04 điểm (-0,06%), xuống 61,08 điểm
Về phần các Dự, hhầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định khá đúng khi cho rằng VN-Index sẽ rung lắc mạnh và giằng co, nhưn vẫn bảo lưu quan điểm chỉ số vẫn sẽ đi lên (BSC) và các yếu tố cơ bản vẫn đang ủng hộ xu hướng đi lên (BVSC), Giằng co và rung lắc quanh ngưỡng 1.160 điểm (SHS).
Trong khi FPTS cho rằng, các luận điểm kỹ thuật vẫn nghiêng về chiều tăng giá tuy nhiên mức độ phân hóa giữa các cổ phiếu cũng đang trở nên phức tạp hơn.
* Sang phiên 21/3, trong phiên sáng, với việc nhóm ngân hàng khởi sắc trở lại, VN-Index đã có lúc phá mức đỉnh mọi thời đại khi leo lên trên mức 1.172 điểm. Tuy nhiên, việc VNM đuối sức, cùng ROS giảm sàn đã khiến VN-Index đóng cửa dưới mức 1.170 điểm.
Bước sang phiên chiều, một lần nữa VN- leo lại lên trên ngưỡng 1.172 điểm, thậm chí cao hơn mức đỉnh của phiên sáng khi VNM tăng mạnh trở lại, VCB cũng nới rộng đà tăng so với giá đóng cửa của phiên sáng.
Tuy nhiên, trên đỉnh gió thường mạnh, nên áp lực chốt lời diễn ra khá mạnh sau đó, nhất là tại VNM và VCB, cùng một số mã ngân hàng khác, khiến VN-Index bị đẩy ngược trở lại.
Về cuối phiên, nhờ sự khởi sắc bất ngờ của ROS, cùng đà tăng chắc của VIC, BID, MSN, PLX…, nên VN-Index đóng cửa sát 1.170 điểm.
Đóng cửa, VN-Index tăng 9,97 điểm (+0,86%), lên 1.169,36 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm (-0,24%), xuống 134,96 điểm; UPCoM-Index giảm 0,44 điểm (-0,71%), xuống 60,64 điểm.
Về phần các Dự, BVSC bảo lưu quan đểm các yếu tố cơ bản vẫn đang ủng hộ xu hướng đi lên, trong khi BSC nhận định chưa chính xác khi chỉ cho rằng chỉ số sẽ tiếp tục giao dịch giằng co quanh vùng 1.160-1.165 điểm.
Ngược lại, FPTS khá chính xác khi nhận định VN-Index có thể sẽ tiếp cận khu vực đỉnh 1.170 - 1.180 điểm.
Trong khi với con mặt thận trọng, KBSV vẫn đề xuất nhà đầu tư đứng ngoài thị trường quan sát.
Diễn biến trong phiên chiều cũng tương tự như phiên sáng. Áp lực cung ở đỉnh cao mới khiến VN-Index gặp rung lắc mạnh trong phiên chiều và chỉ nhờ đà tăng tốt của nhóm vốn hóa lớn cuối phiên mới giúp chỉ số đứng vững và chính thức xác lập mức giá đóng cửa kỷ lục mới.
Diễn biến "xanh vỏ, đỏ lòng" khiến tâm lý thị trường trở nên thận trọng hơn. Dòng tiền có sự phân hóa mạnh, tập chính vào nhóm cổ phiên bluechips.
Nhóm ngân hàng đã suy yếu, trở thành gánh nặng chính cho chỉ số. Ngoại trừ BID, VPB và EIB tăng điểm, các mã khác đều giảm.
Đóng cửa, VN-Index tăng 3 điểm (+0,26%) lên 1.172,36 điểm; HNX-Index giảm 0,92 điểm (-0,68%) xuống 134,04 điểm; UpCoM-Index giảm 0,25 điểm (-0,31%) về 60,39 điểm.
Về phần các Dự, BSC nhận định khá đúng khi cho rằng, áp lực chốt lời mạnh tại đỉnh vẫn sẽ khiến thị trường rung lắc.
Mặc dù cũng dự đoán đúng về đà tăng chỉ số nhưng PHS lại cho rằng chỉ số sẽ dễ dàng vượt qua ngưỡng 1.170 điểm, tronh khi phiên này rung lắc khá dữ dội.
Trong khi đó, với việc chỉ số vượt đỉnh lịch sử, SHS lại tỏ ra thận trọng khi cho rằng chỉ số sẽ giằng co quanh ngưỡng 1.170 điểm.
FPTS lại có cái nhìn cụ thể hơn khi nhận thấy áp lực chốt lời rất lớn đang diễn ra tại các cổ phiếu ngân hàng - nhóm ngành trụ cột nâng đỡ thị trường kể từ sau pha giảm tháng 2 đến nay.
* Phiên giao dịch cuối tuần 23/3, trong phiên sáng, cùng với đà lao dốc của chứng khoán toàn cầu, chứng khoán Việt Nam cũng chứng khiến đà bán tháo mạnh, đẩy VN-Index lao từ mức đỉnh lịch sử 1.172 điểm xuống dưới 1.144 điểm ngay từ đầu phiên.
Sau đó, dù nỗ lực gượng dậy, nhưng lực cung quá mạnh đẩy chỉ số này lao dốc mạnh trở lại và đóng cửa dưới ngưỡng 1.145 điểm.
Ngay khi bước vào phiên chiều, áp lực bán giá thấp tồn dư của cuối phiên sáng đẩy tiếp VN-Index thoái lui, giảm tới gần 34 điểm, xuống dưới 1.140 điểm và xác lập mức đáy của ngày.
Tưởng chừng hôm nay thị trường tiến tới kỷ lục buồn của phiên 5/2, thì bất ngờ lực cầu bắt đáy gia tăng tại một số mã lớn, kéo nhiều mã thoát khỏi mức thấp nhất ngày, trong đó VIC và SAB thậm chí còn đảo chiều ngoạn mục, giúp VN-Index lấy lại được gần một nửa số điểm đã mất trước đó.
Đóng cửa, VN-Index giảm 18,77 điểm (-1,60%), xuống 1.153,59 điểm; HNX-Index giảm 2,17 điểm (-1,62%), xuống 131,88 điểm; UPCoM-Index giảm 0,48 điểm (-0,80%), xuống 59,91 điểm
Về phần các Dự, sau phiên khó khăn khi thiết lập đỉnh trước đó, nhận định của các công ty chứng khoán đã có những cái nhìn thận trọng hơn, nhưng không công ty nào phán đoán được rằng VN-Index sẽ điều chỉnh sâu như vậy.
Tuy nhiên, BVSC đã đúng khi cho rằng rủi ro điều chỉnh ngắn hạn của thị trường đang ngày một lớn dần bởi VN-Index đang tiệm cận vùng đỉnh lịch sử kết hợp với xu hướng yếu dần của nhóm cổ phiếu trụ cột.
FPTS nhận định dấu hiệu trái chiều xu hướng giữa VN-Index, VN30 và VNMID cũng bắt đầu xuất hiện, củng cố cho quan điểm rằng áp lực bán chốt lời ở các cổ phiếu trụ cột đang rất lớn.
Trong khi đó, SHS nhận định thiếu chính xác khi vẫn cho rằng chỉ số sẽ dao động giằng co trong biên độ 1.170-1.180 điểm.