Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên điều chỉnh rất lớn trong phiên thứ Sáu (23/3) sau phiên sụt giảm điểm của phố Wall do ảnh hưởng bởi dư âm“cuộc chiến thương mại” đang được khơi mào giữa Mỹ và Trung Quốc – điều mà các chuyên gia kinh tế dự báo có thể ảnh hưởng đến chính sách thuế của các nước liên quan. Tất nhiên, các thông tin vĩ mô thế giới thường ảnh hưởng tức thì không chỉ thị trường chứng khoán thế giới, mà còn cả thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chúng ta không có những công cụ đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng của những kiểu thông tin kinh tế nói, tác động tiêu cực hay kể cả tích cực đến nền kinh tế thế nào nhưng chắc chắn tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn vẫn sẽ bị ảnh hưởng mạnh và điều đó dẫn đến những hành động mua vào hay bán ra cổ phiếu về mặt thời điểm mang nhiều cảm tính hơn là phân tích kỹ lưỡng dưới góc nhìn đầu tư.
Nhà đầu tư có lẽ đã quên nhanh nhiều sự kiện diễn ra trong quá khứ khiến thị trường chứng khoán sụt giảm điểm mạnh, nhưng sau đó các chuỗi phiên tăng điểm lại lấn lướt rồi các chỉ số chứng khoán lại tiếp tục vượt các đỉnh mới.
Dow Jones từ 66 điểm qua nhiều năm liên tiếp đạt các điểm cao mới và chạm mốc 27.000 điểm bất chấp nhiều giai đoạn khủng hoảng, giai đoạn điều chỉnh mạnh kéo dài của thị trường.
Thị trường chứng khoán cũng đã từng gặp nhiều sự kiện như khủng hoảng 2008, VN-Index rơi về sát mốc 235 điểm, hay sự kiện “Bầu Kiên”, Brexit, “khủng hoảng giá dầu”, hay mới đây dự kiện “Donald Trump”.
Hóa ra, thị trường chứng khoán vẫn có xu hướng tốt hơn trong dài hạn trong khi tâm lý nhà đầu tư thường bấp bênh, dao động và phản ứng mang tính cảm tính trong ngắn hạn, mang lại nhiều rủi ro trong hoạt động giao dịch đầu cơ cổ phiếu.
Rõ ràng, hoạt động đầu tư với tầm nhìn dài vẫn hiệu quả giảm thiểu rủi ro hơn các giao dịch ngắn hạn.
Hai nhà khoa học đạt giải nobel kinh tế 2013 là Eugene Farma và Robert shiller cũng đã từng khẳng định: “Trong ngắn hạn, chúng ta có rất ít cơ sở để có thể dự báo, đinh giá chính xác tài sản, nhưng trong dài hạn với thời gian từ 3 - 5 năm trở lên, chúng ta có nhiều khả năng định giá sát hơn giá trị các tài sản này”.
Điều này mang hàm ý, hãy quên đi các yếu tố, thông tin ảnh hưởng thị trường trong ngắn hạn - ảnh hưởng đến diễn biến giá cổ phiếu ngay lập tức, mà hãy tập trung chú ý đến các tài sản có định giá thấp với quan điểm đầu tư dài hạn.
Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-Index đạt vùng điểm lịch sử 1.170 - 1.180 trong tuần qua với việc chạm và test lại vùng đỉnh cũ này là hết sức bình thường dưới quan điểm kỹ thuật. Ngay cả trong tuần tới, thị trường có điều chỉnh tiếp, thì xu hướng Uptrend vẫn chưa bị phá vỡ - dòng tiền vẫn duy trì ở nhiều cổ phiếu đầu ngành như VIC, DHG, MSN, GAS, DRC, thanh khoản thị trường vẫn ở mức ổn định là 2 tín hiệu rõ nét để khẳng định xu thế thị trường không thay đổi.
Thị trường tăng - điều chỉnh mạnh và lại hồi phục tiếp để lên các điểm cao mới là con đường đi của thị trường thời gian tới. Hãy chú ý đến những cổ phiếu rẻ, cổ phiếu chưa tăng điểm với nền tảng cơ bản tốt - hạn chế giao dịch ở các cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá cao. Còn nhiều cơ hội đầu tư và đầu cơ cổ phiếu - hãy tìm ra chúng với tâm lý đầu tư ổn định.
Phiên giảm điểm cực mạnh cuối tuần qua của thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ được giải thích bởi nhiều cú sụt giảm điểm mạnh của Dow Jones mang tính hệ thống trong thời gian gần đây mà còn được.